Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Có mấy chục văn bản chuyên đề nhưng BLHĐ vẫn gia tăng

Thứ Tư 17/04/2019 | 14:00 GMT+7

VHO- Đó là vấn đề gây bức xúc toàn xã hội thời gian qua đã được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ) được Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 17.4. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì với sự tham gia của đại diện nhiều Bộ ngành, địa phương, các đơn vị ngành GD&ĐT, nhiều chuyên gia giáo dục và hàng trăm điểm cầu trực tuyến tới tận các phòng GD&ĐT tại các địa phương.

Toàn cảnh hội nghị

Không nặng về xử phạt, răn đe

Đó là lời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong phần phát biểu khai mạc Hội nghị. Theo Bộ trưởng, thời gian qua đã có nhiều văn bản quy định của pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống BLHĐ. Riêng Bộ GD&ĐT cũng có nhiều Thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mà mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục. Cụ thể, ông Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng phụ trách Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ GD&ĐT cho biết Bộ đã ban hành đến 25 văn bản chuyên đề về phòng chống BLHĐ. Văn bản mới nhất là Chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mới kí ban hành ngày 16.4. Mặc đù có nhiều văn bản như vậy nhưng thời gian gần đây BLHĐ có xu hướng lan rộng về các vụ có tính chất nghiêm trọng gia tăng đáng kể. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, BLHĐ có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do đặc điểm lứa tuổi, tác động mạnh mẽ của mạng xã hội và các tác động khác từ môi trường gia đình, xã hội…Trong đó, yếu tố để nảy sinh các tình huống BLHĐ là việc giới trẻ quá dễ dàng tung các video clip đánh nhau, bạo lực lên MXH. Hiện nay, giới trẻ tham gia MXH, khai thác internet rất đông, trong đó có HSSV. Do điều kiện kinh tế các gia đình khấm khá nên phụ huynh đã sớm trang bị cho con mình smartphone và các thiết bị cầm tay hiện đại có giao tiếp trực tiếp với MXH...

Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, ngành Giáo dục cần chủ động, tích cực, tập trung vào các giải pháp để “phòng” BLHĐ là chính. Ngành Giáo dục phải tiên phong, chủ động để thực hiện nhiệm vụ này. “Phòng chống BLHĐ là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội”, ông Nhạ nói.

TS Nguyễn Văn Hoà

Tiếng nói từ cơ sở

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Văn Hoà – Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội cho rằng bạo lực học đường đang nổi cộm trên mạng xã hội thực ra là những vấn đề thường ngày trong các nhà trường. Đã là trẻ con thì rất nhiều chuyện xảy ra và bạo lực nó sẽ sống mãi với nhà trường chứ không thể hết được, vấn đề là cách nhìn nhận và đánh giá của những người làm thầy làm cô và xã hội, trong khi ở thời đại bùng nổ thông tin thì vấn đề sẽ bị đẩy lên ở mức độ cao và lan toả rất nhanh. “Tôi cho rằng không quá thiên về đánh giá đây là nguyên nhân về đạo đức và kỷ luật mà đây là tâm lý lứa tuổi học sinh, tâm lý giáo dục của nhà trường và giải quyết nó dưới góc độ tâm lý giáo dục”, TS Hòa nhận định.

Theo ông Hòa, phương pháp xử lý BLHĐ của cơ sở là đưa giáo dục “giá trị sống”(GTS) và “kĩ năng sống”(KNS) vào trong nhà trường. Trong 8 năm đưa GTS – KNS vào chương trình giáo dục, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận và xử lý những vấn đề thuộc về bạo lực học đường, các thầy cô giáo đã xử lý vấn đề của mình tốt hơn, trường học trở nên thân thiện hơn, học sinh hạnh phúc hơn. “Chúng tôi không quá nặng về xử lý kỷ luật hay đánh giá về đạo đức giáo viên mà chúng tôi đưa vào các giá trị và kỹ năng, bồi dưỡng cho giáo viên thông qua GTS – KNS họ biết quản lý cảm xúc của mình và chuyển hoá cảm xúc đó từ áp lực thành động lực, từ những vấn đề căng thẳng hàng ngày trở thành những chuyện họ có thể xử lý được và có động lực phấn đấu, cảm thấy hạnh phúc hơn. Giáo viên hạnh phúc học sinh sẽ hạnh phúc và nhà trường sẽ đạt được kết quả giáo dục ở tầm cao”, TS Hòa đánh giá.

Ông Bùi Văn Linh

 Phát biểu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Phê – Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết, sau vụ việc nữ sinh bị lột đồ, đánh hội đồng trong lớp học tại trường YHCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, ngày 7.4.2019, ngành Giáo dục Hưng Yên đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác phòng chống BLHĐ với hơn 16.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tại gần 600 điểm cầu. “Các thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh, phải là người tin cậy nhất để các em chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, học tập; là cầu nối giữa học sinh và gia đình, giữa học sinh với đội ngũ thầy cô trong nhà trường với lãnh đạo trường, với các tổ chức trong nhà trường. Và là người gần gũi nhất, phân tích giúp học sinh, cùng học sinh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra xa trường học”, ông Phê nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phùng Xuân Nhạ nêu vấn đề trách nhiệm liên quan tới các cơ sở đào tạo giáo viên trong việc tập huấn, đào tạo cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng về tâm lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm để các nhà giáo trở thành nhà giáo dục chứ không chỉ là "thợ dạy" các môn học trong nhà trường. Ông Nhạ cũng nhấn mạnh, tìm ra các giải pháp để việc phòng chống bạo lực "không phải là phong trào mà đi vào hoạt động chuyên môn, không nghiêng về chống mà chú trọng đến phòng ngừa".

QUỐC HÙNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top