Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Không chỉ dạy học bằng con chữ

Thứ Hai 23/12/2019 | 11:40 GMT+7

VHO- Không học qua chuyên ngành sư phạm nhưng thực hiện lời dạy của Bác “Học để làm việc - Học để làm người - Học để phụng sự Tổ quốc”, hơn 12 năm qua, CCB Nguyễn Viết Học (Tân Kỳ, Nghệ An) đã và đang mở lớp học tình thương cho học sinh nghèo ở các xã miền núi.

 Ông Học cùng các học sinh thu gom phế liệu, gây quỹ từ thiện

Không khang trang, cũng không ồn ào bởi tiếng trống trường nhưng mọi chỗ trống trong lớp học của ông Học luôn chật kín chỗ ngồi. Hai gian nhà cũ chỉ rộng chừng 30m2 được ông Học tận dụng sắp xếp làm nơi dạy học. Được người dân, học sinh ưu ái gọi bằng cái tên “thầy giáo Học” nhưng ông lại là người chưa từng được đào tạo về sư phạm. Tất cả những kỹ năng, kiến thức chuyên môn đều do ông tự học qua sách vở. Tại quê hương, ông Học không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh học sinh vùng quê vì cái nghèo mà bỏ học, vật lộn với gánh nặng mưu sinh cũng như quá nhiều em bị rỗng kiến thức. “Nhiều đứa trong bọn trẻ nói với tôi “cháu muốn đi học quá”, thấy vậy mà thương”, ông Học chia sẻ.

Nghĩ là làm, năm 2008 ông bắt tay thực hiện việc mở lớp học tình thương. Thời gian đầu triển khai, nhiều phụ huynh e ngại cho con đến học bởi biết ông chưa từng đứng trên bục giảng, kỹ năng sư phạm cũng không được học bài bản. Nhưng bằng tình thương, sự quyết tâm giúp học sinh đến được với tri thức, ông Học cố gắng đến từng gia đình có con đang học cấp 2 trong làng, thuyết phục phụ huynh cho con bám lớp. Với những gia đình không có điều kiện cho con đi học, ông sẵn sàng nuôi ăn tại nhà của ông.

Tất bật với công việc sổ sách nhưng ông Học vẫn dồn tâm huyết cho lớp học. Ban ngày, ông đến cơ quan để làm việc. Đến tối, ông lại kèm cho các em ôn luyện. Cứ vậy, trái ngọt đến khi cả 6 em của lớp đã đỗ cấp 3. Tiếng lành đồn xa, lớp học của ông ngày càng đông học sinh theo học. Đến nay, có đến cả nghìn lượt học sinh đã được ông giúp đỡ. Nhiều em cũng đã đỗ vào các trường chuyên danh tiếng.

Xuất thân là người lính Cụ Hồ nên ông Học quan niệm, mỗi học sinh không chỉ có trí tuệ, kiến thức mà quan trọng hơn cả, đó còn là đạo đức, nhân cách. Ông không chỉ truyền thụ những kiến thức văn hóa mà còn là lễ nghi, phép tắc ứng xử trong gia đình, bạn bè và ngoài xã hội. Tấm gương sáng của Bác cũng luôn được ông Học nhắc đến để các em noi theo. Từ đó, nhiều em vốn khó dạy bảo, nghiện chơi điện tử đã bỏ được thói xấu, vươn lên đạt thành tích tốt trong học tập.

Đặc biệt hơn cả, ông còn dạy các em bài học về sẻ chia, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Một phần nhỏ tiền ăn sáng, kinh phí thu được từ những chuyến thu gom phế liệu, vỏ bia, vỏ chai… ông Học cùng các em học sinh lập quỹ từ thiện, góp sức vào công tác xã hội. Cũng từ nguồn quỹ này, nhiều phần quà đã đến tay các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt trong lớp.

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top