Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Truyền hình Mỹ lý giải nguyên nhân Việt Nam đẩy lùi Covid-19

Thứ Hai 13/07/2020 | 06:57 GMT+7

VHO- Kênh truyền hình tài chính, kinh tế, kinh doanh của Mỹ - CNBC đã đăng tải một phóng sự về công cuộc kiểm soát đại dịch Covid-19 của Việt Nam.

 Vit Nam không có ca t vong nào liên quan đến Covid-19 Ảnh: CNBC

Theo kênh truyền hình này, các biện pháp phòng dịch ấn tượng đã góp phần lý giải vì sao Việt Nam không hề có bất cứ trường hợp tử vong nào liên quan đến bệnh dịch Covid-19.

Những con số ấn tượng

Đầu tiên, nội dung của phóng sự đã nhắc đến một câu chuyện rất đáng chú ý tại Việt Nam. Đó là sự kiện vào ngày 18.3.2020, khi phi công người Anh 43 tuổi, Stephen Cameron được chuẩn đoán mắc Covid-19. Ngày lập tức, anh được các nhân viên y tế đưa vào một bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó, Stephen Cameron được nhận định là ca nhiễm Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam. Lúc bấy giờ, trường hợp của phi công người Anh đã trở thành tâm điểm đáng chú ý với người dân Việt Nam.

Khi được biết thông tin phổi của Stephen Cameron bị tổn thương nghiêm trọng, có hơn 50 người Việt Nam tình nguyện hiến tặng phổi của mình. Các chuyên gia về lĩnh vực y tế trên toàn quốc đều vào cuộc trong bối cảnh cả đất nước Việt Nam chung tay để cứu lấy phi công người Anh. Chính phủ Việt Nam đã chi trả hơn 200.000 USD nhằm chữa trị cho Stephen Cameron. Sau vô vàn những nỗ lực, cuối cùng, phi công người Anh đã bình phục và trở về nước.

Theo thông tin CNBC thu thập được từ nhiều nguồn, Stephen Cameron là một trong nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chữa khỏi tại Việt Nam, quốc gia chỉ ghi nhận được vài trăm ca nhiễm bệnh dịch và đặc biệt đến thời điểm hiện tại không hề có bất cứ trường hợp tử vong nào liên quan đến đại dịch Covid-19. Đây là một con số thật sự rất ấn tượng không chỉ ở khu vực Đông Nam Á nói riêng mà còn khiến các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới phải ngưỡng mộ và học tập theo.

Phản ứng nhanh nhạy

Phóng viên Timothyna Duncan của kênh CNBC nói rằng khi nắm được thông tin về một loại virus gây viêm phổi từ Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam ngay lập tức đã cảnh giác cao độ. Việt Nam rất quan ngại về kịch bản có hàng ngàn ca nhiễm Covid-19 tại đất nước và coi công cuộc chống dịch như một cuộc chiến thực sự.

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nỗ lực chống dịch bằng cách chia làm nhiều giai đoạn. Từ hôm 10.1, trước khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 23.1, Việt Nam đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ du khách đến từ Vũ Hán (Trung Quốc). Các trường hợp du khách bị nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ được đưa đến khu cách ly. Lúc đó, chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang nhằm giảm khả năng lây nhiễm bệnh dịch. Động thái này đi trước cả khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chị Ngọc Phạm và bạn của mình anh Kevin Moulié, sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ rằng trước khi có ca nhiễm đầu tiên người dân Việt Nam đều rất lo lắng. Chính phủ Việt Nam thông báo cho người dân về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc từ rất sớm. Nhớ về dịch bệnh SARS nhiều năm về trước, mọi người đều hiểu rõ hậu quả của dịch bệnh gây ra. Ngày 1.2, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên cho dừng các chuyến bay liên quan đến Trung Quốc và đóng cửa biên giới đối với quốc gia này. Phóng viên Timothyna Duncan nói thêm, giai đoạn tiếp theo trong phòng dịch của Việt Nam là tăng cường khả năng xét nghiệm bệnh dịch, truyền thông với người dân và nâng cao nỗ lực cách ly. Từ tháng 1 đến tháng 5, Việt Nam nâng số cơ sở xét nghiệm từ 2 lên 63 nhằm thực hiện 260.000 xét nghiệm. Những người dương tính với Covid-19 và những người tiếp xúc với họ đều bị cách ly ở doanh trại quân đội, bệnh viện dã chiến và các trường đại học.

Nguyễn Linh, một nhà phân tích chống Covid-19 của Việt Nam nói rằng việc cách ly hàng loạt là một trong các yếu tố làm nên thành công của nước ta. Ngoài ra, một biện pháp khác biệt nhất mà Việt Nam đã làm chính là viết lại lời của bài hát “Ghen” và biến nó thành một bài ca khuyến khích việc rửa tay, tránh việc tiếp xúc với virus. Bài hát này không chỉ được lan truyền khắp Việt Nam và quốc tế vì sự vui nhộn.

Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngay từ đầu, nhưng Việt Nam vẫn ghi nhận thêm các ca nhiễm. Vì vậy, chính phủ nước ta đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn quốc. Tính đến ngày 1.5, có khoảng 200.000 người đã được cách ly. Ngày 20.1, Bộ Y tế Việt Nam chỉ đạo 22 bệnh viện có nhiệm vụ chữa bệnh nhân Covid-19. Điều này nhằm đảm bảo không bị quá tải tại các bệnh viện.

Giờ đây, Việt Nam dường như đã hồi phục với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nước láng giềng và là một trong những nước đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa kinh tế trở lại. 

 BÌNH PHƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top