Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Không có chuyện thực dưỡng chữa khỏi ung thư

Thứ Hai 13/07/2020 | 07:01 GMT+7

VHO- Chỉ vì nghe theo các lời quảng cáo, thông tin lan truyền trên mạng xã hội và những lời khuyên vô căn cứ về “thực dưỡng chữa khỏi ung thư” (ăn gạo lứt với các loại đậu, đỗ nhằm “bỏ đói” tế bào ung thư), không ít gia đình đã lâm vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang.

 Ba ăn nhiu dinh dưỡng được Bnh vin K cung cp cho bnh nhân ung thư

 Nhiều người bệnh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị, thậm chí tử vong.

Ân hận

Mới đây, một bệnh nhi 30 tháng ở Thái Nguyên tử vong vì khi được chẩn đoán ung thư máu nhưng lại không điều trị tại bệnh viện mà đặt niềm tin vào lời quảng cáo “chỉ cần chữa bệnh bằng thực dưỡng, chắc chắn khỏi bệnh”. Và hậu quả đáng tiếc xảy ra, bé gái chưa đầy 3 tuổi đã tử vong trong sự thương xót của người thân và nỗi ân hận của cha mẹ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với những người bệnh ung thư, đừng “mù quáng” tin vào phương pháp không có cơ sở khoa học.

Trước đó, bé có các dấu hiệu xuất huyết dưới da. Bệnh viện Trung uơng Thái Nguyên chẩn đoán là “theo dõi Lơ xê mi cấp” - ung thư máu dạng cấp. Sau đó, các bác sĩ đề nghị chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để điều trị tiếp. Tuy nhiên, mẹ của bé đã quyết định bỏ điều trị và tìm đến phương pháp thực dưỡng được quảng cáo trên mạng. Theo quảng cáo, người bán quả quyết rằng ung thư máu ở trẻ em là thách thức đối với tây y chứ với thực dưỡng thì chẳng khó khăn gì. Người bán còn nhiều lần khẳng định nếu tuân theo thực dưỡng ngay ở giai đoạn đầu, khi chưa “bị” tây y can thiệp gì cả thì cơ hội cứu sống cháu bé gần như chắc chắn.

Cách “điều trị” cho cháu bé là nhai gạo sống, ăn cơm gạo lứt với tương tekka, nhai trà thất vị (một loại trà gồm nhiều loại gạo và đậu rang lên, nấu nước, do chính người bán tự pha chế), ăn tương sắn dây. Người mẹ cũng phải ăn theo chế độ “số 7” (chế độ ăn chỉ bao gồm cơm lứt muối vừng) trong khi cho con bú. Người bán giải thích đến khi nào các vết bầm biến mất hoàn toàn nghĩa là cháu đã khỏi bệnh, vì những chỗ bầm tím là dấu hiệu cho biết tình trạng máu độc hay sạch (bầm đen là máu độc, hết bầm là máu sạch).

Đừng mù quáng

Thời gian qua, có nhiều câu chuyện đáng tiếc được cảnh báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về những trường hợp tin vào thực dưỡng, tập thiền để điều trị ung thư. Nhiều người tin rằng chế độ ăn thực dưỡng có thể giúp phòng tránh hoặc chữa khỏi ung thư. Nhưng các chuyên gia khẳng định điều này không đúng thực tế và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh.

Tại chương trình “Tư vấn tâm lý và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư” trực tuyến, GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết: “Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư, cùng tồn tại cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản bất kỳ loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống cơ thể thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học”.

Cũng theo GS.TS Lê Thị Hương, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư. Cùng với đó các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh. Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư, do đó bệnh nhân ung thư nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả. 

Là bác sĩ điều trị chuyên ngành ung thư, tôi rất lấy làm tiếc trước những trường hợp từ chối điều trị theo phương pháp y học hiện đại, đặt niềm tin vào những lời quảng cáo, truyền tai nhau uống thuốc nam hay thực dưỡng. Đấy cũng là điều chúng tôi thường xuyên tuyên truyền tại bệnh viện, tại khoa điều trị để tâm lý người bệnh luôn ổn định, đặt niềm tin vào các bác sĩ.

(TS.BS ĐỖ HUYỀN NGA, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K)

VIỆT THANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top