Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL: Tạo chuyển biến trong xây dựng môi trường văn hóa

Thứ Tư 15/07/2020 | 10:10 GMT+7

VHO- Triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL giai đoạn 2017-2020”, Bộ VHTTDL đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch với nhiều nội dung phong phú, góp phần mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý thông qua phong trào TDĐKXDĐSVH. Trong đó, chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh và ổn định là một nội dung trọng tâm.

 Chuyển biến tích cực trong quản lý và tổ chức lễ hội Ảnh: P.V

 Bảo tồn những giá trị tốt đẹp

Kiểm tra kết quả thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH trong năm 2019 tại nhiều tỉnh thành, BCĐ TƯ Phong trào nhận định, nhiều nội dung trọng tâm đã được tập trung chỉ đạo nhằm tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng phong trào theo hướng đi vào thực chất, cụ thể như việc bình xét các danh hiệu văn hóa theo tiêu chí mới, cơ sở vật chất, ứng xử văn hóa nơi công cộng… Công tác kiểm tra, giám sát đã có nhiều đổi mới về hình thức, nội dung; làm rõ yếu kém, hạn chế, xác định rõ trách nhiệm, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào. Các địa phương cũng đã cụ thể hóa nhiều nội dung hoạt động, xác định hành vi cụ thể, loại bỏ bệnh hình thức.

Phong trào TDĐKXDĐSVH qua từng năm tiếp tục khẳng định là trụ cột vững chắc bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; chăm lo xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhiều nội dung hoạt động của Phong trào được lồng ghép, khía cạnh văn hóa, môi trường được chú trọng hơn trong các phong trào thi đua chung như: xây dựng nông thôn mới, khuyến học, an toàn giao thông... Nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp được bảo tồn, phát huy; quản lý và tổ chức lễ hội từng bước đi vào nề nếp. Việc cưới, việc tang chuyển biến tích cực. Nhiều gương điển hình trong văn hóa ứng xử được lan tỏa và nhân rộng.

Riêng trong lĩnh vực quản lý lễ hội, qua công tác thanh, kiểm tra cho thấy, thực trạng quản lý lễ hội tại các địa phương đã khắc phục được nhiều tồn tại của các năm trước. Hầu hết các di tích, lễ hội đã được quy hoạch, sắp xếp khu vực hàng quán dịch vụ, nơi trông giữ phương tiện một cách khoa học, hợp lý. Tình trạng chèo kéo, nâng ép giá, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, ăn mày ăn xin... đã giảm. Mặc dù vậy, vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đổi tiền lẻ chênh lệch giá, tiếp nhận công đức bằng hiện vật, hàng quán dịch vụ lấn chiếm lối đi, không thu gom tiền dầu nhang kịp thời... Chính quyền địa phương, BQL di tích, BTC lễ hội một số nơi đã được yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại này; song song với việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư khi tham gia hoạt động lễ hội.

Ông Lương Đức Thắng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH, Thành viên Tổ giúp việc BCĐ 138/CP của Chính phủ về phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người và ma túy nhấn mạnh, giải pháp quan trọng nhằm đẩy lùi vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL là tăng cường thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL giai đoạn 2017-2020”, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; phát triển các ngành nghệ thuật; xây dựng gia đình văn hóa, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống...

Tạo chuyển biến thực chất

Thực hiện đề án, Bộ VHTTDL hằng năm đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng tới xây dựng ý thức tập thể, góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, vì lợi ích chung; chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh. Việc thực hiện hiệu quả Phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Tạo chuyển biến trong xây dựng môi trường văn hóa ở cộng đồng, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có một số mặt trái cần sớm khắc phục. Nhiều ý kiến cho rằng, xây dựng môi trường văn hóa ở mỗi gia đình và cộng đồng cần có giải pháp để tạo chuyển biến thực chất, tránh sự lỏng lẻo, mang tính hình thức, không thực sự góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

Đơn cử, một số địa phương còn có tình trạng phát giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa” một cách thiếu trang trọng, không mang tính chất tôn vinh. Nhiều thiết chế văn hóa như bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa thường xuyên trong tình trạng đìu hiu vắng khách. Văn hóa ứng xử nơi công cộng còn có biểu hiện thiếu chuẩn mực... Trước những thực tế này, nhiều đề xuất nhấn mạnh cần có những biện pháp quản lý, chấn chỉnh kịp thời đối với các hành vi lệch chuẩn văn hóa, các cơ quan quản lý cần lên tiếng kịp thời nhằm định hướng dư luận xã hội về văn hóa ứng xử.

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những biểu hiện hình thức, chạy theo thành tích là vấn đề chống xuống cấp đạo đức xã hội. Công tác kiểm tra thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH ở địa phương; các cuộc thi về văn hóa ứng xử, nêu gương việc tốt, phê phán cái xấu; các ý kiến phản biện từ góc độ văn hóa trên môi trường mạng… được thực hiện trong thời gian qua cũng đã góp phần mang đến nhiều thay đổi. Tuy nhiên, dù đã có đầy đủ các quy định trong thực hiện Phong trào nhưng vẫn còn có những việc làm chưa tốt. Thực tế đó cho thấy phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, góp phần đẩy lùi biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh.

Theo BCĐ TƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH, năm 2020 là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì vậy, BCĐ các cấp cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thật tốt các nội dung của Phong trào, tạo sự chuyển biến tích cực và sâu rộng hơn nữa trong mọi lĩnh vực, tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện việc bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa theo quy định tại Nghị định số 122/2018/ NĐ-CP ngày 17.9.2018 của Chính phủ; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị về việc thực hiện Nghị định; hướng dẫn, rà soát, sửa đổi các tiêu chí văn hóa trong Phong trào phù hợp với thực tiễn hiện nay. 

 Nhiều mô hình văn hóa thiết thực

Từ những việc làm cụ thể để mang lại hiệu quả thiết thực là định hướng được BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH đưa ra nhằm tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, có chiều sâu. Theo đó, trong thời gian qua đã có nhiều mô hình thiết thực được triển khai ngay từ cơ sở. Điển hình như mô hình tổ dân phố 5 không ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), mô hình tổ chức các không gian văn hóa sáng tạo mới gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), các mô hình làm đẹp môi trường sống mang tên “Biến bãi rác thành vườn hoa” ; mô hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội)... HÀ NGÂN

Nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn hóa

Nâng cao chất lượng Phong trào TDĐKXDĐSVH và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” là mục đích được nhấn mạnh tại Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025 do Bộ VHTTDL và Ban Thường trực Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam thống nhất. Chương trình nhằm đảm bảo sự thống nhất trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phát huy vai trò tự quản của cộng đồng thông qua thực hiện quy ước, hương ước. Từ đó, nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn hóa, nông thôn mới, đô thị văn minh; chú trọng phát triển cách làm hay, gương điển hình để biểu dương, nhân rộng.

MAI PHƯƠNG

 

MINH NGỌC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top