Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Không để đến tối là “bắt” khách đi ngủ

Thứ Tư 15/07/2020 | 10:19 GMT+7

VHO- Thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước đã xác định phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch là một trong những mũi nhọn cần quan tâm đầu tư.

 

 Những hoạt động về đêm thường thu hút đông du khách

Trong đó, phát triển kinh tế đêm để hỗ trợ cho phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ thành phố đặt ra trong thời gian tới.

Vừa phục hồi du lịch, vừa phát triển kinh tế đêm

Những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã chọn Đà Nẵng là điểm đến và có những hoạt động đầu tư rất hiệu quả. Đặc biệt, du lịch Đà Nẵng cũng liên tục phát triển. “Năm 2019, thành phố này đã đón gần 8 triệu lượt du khách, trong đó khách nước ngoài đạt gần 3 triệu, góp phần quan trọng đóng góp cho tỉ trọng tăng trưởng GRDP của thành phố. Thành phố được nhiều tổ chức du lịch và các tạp chí danh tiếng quốc tế bình chọn. Thứ hạng của Đà Nẵng luôn ở vị trí cao trong bảng xếp hạng về các chỉ số du lịch”, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng cho biết. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đãảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của thếgiới, Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. 6 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng tăng trưởng kinh tế chỉđạt âm 3,61%. Ông Lê Trung Chinh chia sẻ: “23 năm qua, đây là lần đầu tiên thành phố chúng tôi bịmức tăng trưởng âm. Đời sống người dân ảnh hưởng vìmất việc làm do Covid- 19. Các doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất, ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Điều này cũng đúng vì du lịch đang chiếm tỉ trọng 64% đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của thành phố”.

Qua gần 1 tháng thực hiện chương trình kích cầu, lượng khách đến thành phố Đà Nẵng đạt gần 500.000 lượt. Thành phố đã thiết lập sự liên kết du lịch với nhiều địa phương như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Sắp tới Đà Nẵng sẽ thiết lập quan hệ với địa bàn du lịch trọng điểm phía Bắc là Quảng Ninh và với các hãng hàng không. Thành phố đã có chính sách kích cầu như giảm giá vé tham quan một số điểm du lịch. Các công ty cũng đã hỗ trợ trong giảm giá dịch vụ. Bằng nhiều giải pháp tích cực, dần dần du lịch thành phố đã phục hồi vàtrước mắt thành phốxác định trọng điểm làthị trường du lịch nội địa. Nói về phát triển kinh tế đêm, ông Chinh cho rằng đây là một lĩnh vực mới đối với đất nước chúng ta và với riêng Đà Nẵng, lĩnh vực này còn mới mẻ hơn. “Sau khi có các chỉ đạo của Thủ tướng về việc nghiên cứu kinh tế đêm, chúng tôi đã bắt tay vào tìm các giải pháp phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, kinh tế của Đà Nẵng còn manh mún, chưa có quy hoạch. Do đó việc phát triển kinh tế đêm để hỗ trợ cho phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ thành phố đặt ra trong thời gian tới”, ông Chinh nói.

Hiện nay, Đà Nẵng có chủ trương sẽ dành ngân sách đầu tư để phát triển kinh tế đêm bằng việc xây dựng các sản phẩm các dịch vụ mới. Trước mắt, đầu tư khu An Thượng, thiết kế phố đi bộ cầu Nguyễn Văn Trỗi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm phát triển du lịch.

Địa phương cần được chủ động hơn

Đại diện nhà đầu tư du lịch số1 ở Đà Nẵng, ông Dương Phú Nam, Tổng Giám đốc Sun World (Tập đoàn Sun Group) phân tích thực trạng của Du lịch Đà Nẵng với năm yếu tố: Thứ nhất đó là năm 2019 Việt Nam đã lọt top 10 thế giới về tốc độ tăng trưởng du lịch trên toàn cầu nhưng liệu tăng trưởng này đã tốt chưa? Về lượng đã tốt rồi, nhưng về chất thì sao? Ngân hàng Thế giới năm 2019 sau khi nghiên cứu đã đưa ra tổng kết, đánh giá việc chúng ta làm du lịch trong 10 năm vừa qua và đề xuất Việt Nam nên phát triển hệ sinh thái du lịch bền vững trong đó có kinh tế đêm. Năm 2011, chi tiêu bình quân của du khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức 106 USD/ngày, nhưng cho đến nay, con số đó lại lùi xuống mốc 96 USD/ngày. Năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 18 triệu lượt khách và khách nội địa trên 85 triệu lượt. Lượng tăng nhưng tại sao chúng ta lại không thể tăng được về chất, trong khi so sánh với các nước lân cận thì họ gấp đôi chúng ta về chất. Ví dụ, chi tiêu của du khách khi đến Thái Lan là 163 USD/ ngày; Singapore là 272 USD/ngày.

Thứhai là Singapore, một đất nước rất nhỏ nhưng 1 dân đón 3 khách du lịch quốc tế, Malaysia có hơn 20 triệu dân đón 30 triệu khách du lịch quốc tế. Trong khi chúng ta 5 người dân thìđón 1 khách du lịch quốc tế. Đó là những con số chúng ta cần suy nghĩ, giữa cách chúng ta truyền thông quảng bá và hiệu quả về mặt đón khách dựa trên tỉ lệ người dân cũng như sốtiền trung bình; Thứ3 là yếu tố“cung- cầu”. Ở đâu có “cầu” thì ở đó có “cung”, nhưng nếu xét bình diện trên toàn quốc, chúng ta chưa làm được việc này, đó là “cầu” thìrất lớn nhưng đến tối là ta “bắt”… khách đi ngủ. Đó là một sự lãng phí. Không có “cung” thì“cầu” chắc chắn sẽ đi. Thứ 4 là thâm canh. Chúng ta có một lượng khách rất lớn như vậy nhưng nếu chúng ta không thâm canh lượng khách này thì họ không tiêu tiền buổi tối. Theo chỉ số nghiên cứu thìchi tiêu ban ngày chỉ chiếm 30%, còn 70% tiêu ban đêm; Thứ 5 là tất cả mới chỉ là câu chuyện bắt đầu. Nếu chúng ta làm được thìbốn đối tượng sẽ được hưởng lợi. Đầu tiên là nhân dân, tiếp đến mới là doanh nghiệp, rồi đến Nhà nước và cuối cùng là khách hàng. Rõ ràng khi ta làm tốt câu chuyện này thì bốn chủ thể đều được lợi.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Kinh tế ban đêm của ta còn nghèo nàn. Hết đưa ra giới hạn 12h đêm rồi đưa ra những điều kiện khác ràng buộc khiến kinh tế đêm không thể phát triển được. Lâu nay, các địa phương muốn làm nhưng chưa làm được vì chưa có quyền chủ động để làm việc đó, luật cấm các hoạt động từ12h đêm thìnói gìnữa”. Ông Thiên đề xuất cho địa phương quyền chủ động hơn trong phát triển kinh tế đêm. 

 THÚY HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top