Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Sốt xuất huyết, tay chân miệng quay trở lại

Thứ Sáu 17/07/2020 | 11:05 GMT+7

VHO- Mùa mưa cũng là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) quay trở lại. Trên địa bàn TP.HCM, từ đầu tháng 7 đến nay số ca mắc và nhập viện liên quan đến hai bệnh này liên tục gia tăng.

Người dân quận Gò Vấp ra quân vệ sinh môi trường diệt muỗi, lăng quăng phòng sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2020, số ca mắc SXH và TCM hằng tuần thấp hơn 2/3 so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên bước sang tháng 7 cho đến nay, số ca mắc TCM và SXH đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố có chiều hướng gia tăng trở lại. Số liệu phân tích của hệ thống giám sát dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho thấy trong những tuần cuối tháng 6, số ca mắc SXH là 114 ca, nhưng sang những tuần đầu tháng 7 số ca mắc SXH tăng lên 144 ca và 30 phường, xã có số ca mắc mới.

Tương tự đối với bệnh TCM, trong những tuần cuối tháng 6, số phường, xã có mắc bệnh là 72 ca, nhưng bước sang tuần đầu tháng 7 tăng lên 97 ca và tăng thêm 25 phường, xã có số ca mắc bệnh mới. Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết đối với dịch bệnh SXH so sánh diễn tiến trong nhiều năm liền, sự gia tăng số lượng bệnh nhân trong những tuần đầu tháng 7 tương tự với những năm trước và có thể tiếp tục tăng trong những tuần sắp tới. Dự báo dịch bệnh sẽ đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 tới. Còn với dịch bệnh TCM hằng năm bệnh có tăng nhẹ vào khoảng tháng 4 và tăng mạnh hơn trong các tháng 8 và 9. Năm 2020, do dịch bệnh Covid-19, nên các biện pháp hạn chế thậm chí là ngăn chặn quyết liệt với thông điệp rửa tay cùng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc đối với nhóm bệnh lây truyền trực tiếp như Covid-19, TCM, sởi, cúm… đã góp phần làm giảm số ca mắc TCM trong tháng 3.

Tuy nhiên sau khi bước sang giai đoạn bình thường mới, trường học cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mở cửa trở lại nên nguy cơ dịch bệnh TCM tăng trở lại trong những tuần tới đây là điều được dự báo trước. Theo bác sĩ CKI Dư Tuấn Quy, Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM: Hằng năm vào cao điểm mùa mưa, các bệnh truyền nhiễm như TCM lại bùng phát khó kiểm soát. Với trẻ dưới 5 tuổi, bệnh TCM là loại bệnh rất dễ mắc phải và lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua ăn, uống, vật dụng, đồ chơi... Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi thấy trẻ có các biểu hiện như sốt trên 39 độ hoặc hơn 2 ngày, giật mình chới với, tay chân yếu, run người, đi loạng choạng, xuất hiện các mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân… cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám đồng thời theo dõi thường xuyên các dấu hiệu bệnh trở nặng.

Để phòng bệnh TCM, phụ huynh cần rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng. Nhất là người lớn khi ra ngoài về hoặc trước khi tiếp xúc với trẻ cần phải rửa tay sạch. Ngoài ra, cần thường xuyên sát trùng, khử khuẩn sàn nhà, đồ chơi của trẻ… Trước nguy cơ dịch bệnh lưu hành theo mùa trở lại cùng với đó là nguy cơ từ bệnh bạch hầu và đặc biệt là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn nhằm không để dịch bệnh liên tiếp xảy ra.

Chia sẻ về điều này, bác sĩ Lê Hồng Nga cho hay: Nhằm ngăn chặn dịch bệnh, thành phố vẫn tiếp tục với các giải pháp kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch vì đây là giải pháp phù hợp đối với một địa phương có mật độ dân số cao như TP.HCM. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã hướng dẫn các trung tâm y tế phân loại, quản lý các điểm nguy cơ. Bổ sung các tính năng kết nối, kiểm soát dịch bệnh bằng phần mềm GIS thông qua việc ghi chép đầy đủ dữ liệu của ca bệnh, điểm nguy cơ… để dễ dàng kiểm soát.

Bên cạnh đó, để phòng chống dịch bệnh SXH hiệu quả thì công tác truyền thông được đẩy mạnh đến toàn thể người dân trong việc phòng bệnh bằng cách chủ động diệt muỗi, lăng quăng… ngay chính trong ngôi nhà của mình. 

 N.HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top