Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Du lịch trong đại dịch covid-19: Cảnh giác với "ngon, bổ và rẻ"

Thứ Tư 19/08/2020 | 12:00 GMT+7

VHO- Trong khi ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch phải gồng mình vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 để giữ hình ảnh, thương hiệu, uy tín và lòng tin của khách, thì một số người đã bất chấp đạo đức kinh doanh, làm ăn chụp giật, lừa đảo chiếm đoạt hàng tỉ đồng của khách làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành.

 Hướng dn viên du lch có tài khon facebook Phương Sentourist b pht 10 triu đồng

 “Con sâu làm rầu nồi canh”

Sau giãn cách xã hội của đợt dịch đầu tiên, ngành Du lịch bắt đầu kích cầu du lịch nội địa, từng bước phục hồi. Tuy nhiên, xuất hiện những xu hướng mới, khách du lịch chủ yếu tự đặt dịch vụ (vé máy bay và khách sạn) chứ không đặt tour trọn gói của các công ty du lịch, thích đi gần, các điểm nghỉ dưỡng biển, đi theo nhóm nhỏ (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp), thanh toán online… nên xuất hiện nhiều đơn vị, cá nhân bán phòng khách sạn, vé máy bay hoặc combo du lịch (phòng khách sạn và vé máy bay) với giá rất rẻ. Đánh vào tâm lý thích rẻ của khách du lịch, hộ cá thể, cá nhân đã bất chấp đạo đức kinh doanh, lừa đảo khách hàng, tạo ra những cú lừa bạc tỉ. Lợi dụng tâm lý này một số công ty, khách sạn đã làm ăn chụp giật, không thực hiện theo thỏa thuận, thậm chí có dấu hiệu lừa đảo.

Vụ việc gây nhiều bức xúc trong dư luận nhất là vào trung tuần tháng 7, phòng vé máy bay Anh Anh ở 66X, ngõ Núi Trúc, phố Núi Trúc, Ba Đình (Hà Nội) bị tố ôm tiền tỉ của khách hàng “mất tích”. Dưới chiêu thức bán combo du lịch (vé máy bay + phòng khách sạn) với giá rẻ không tưởng, phòng vé Anh Anh đã thu hút được nhiều cộng tác viên bán hàng và khách hàng. Số tiền mà phòng vé này cầm của khách hàng lên tới hàng chục tỉ đồng nhưng không thực hiện chương trình tour, không xuất vé máy bay cũng không có xác nhận đặt phòng từ khách sạn. Cơ quan công an đã vào cuộc làm rõ vụ việc nhưng đến nay vẫn chưa biết chủ của phòng vé này bị xử lý ra sao, khách hàng vẫn chưa nhận được số tiền đã bị lừa.

Cùng thời gian này, Tổng cục Du lịch đã gửi văn bản đề nghị Sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố về việc yêu cầu tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các địa phương. Tổng cục Du lịch cho rằng, việc xuất hiện tình trạng chất lượng chương trình du lịch, sản phẩm không đảm bảo, không đúng như cam kết với khách hàng, chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch như hạng sao được công nhận, thu hút khách bằng việc giảm giá nhưng cắt bớt dịch vụ, làm giảm giá trị chương trình du lịch và ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tin của du khách. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch, Sở quản lý du lịch các địa phương cần rà soát các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, lữ hành, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trái phép, không đúng chức năng, cung cấp các dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đề nghị các địa phương, khu, điểm du lịch đảm bảo thông suốt đường dây nóng, kịp thời cung cấp thông tin, trả lời và giải quyết khiếu nại của khách du lịch trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc điều hành Công ty du lịch Vietrantour cho rằng: “Ngay từ khi bắt đầu chương trình kích cầu du lịch nội địa, chúng tôi đã đề nghị hệ thống điểm đến - khách sạn - nhà hàng - vận chuyển phải có sự phối hợp đồng bộ, có sự cam kết theo giai đoạn, công khai minh bạch giá trước và sau kích cầu. Đồng thời cần có ban kiểm soát và giám sát về chất lượng dịch vụ cam kết giảm giá không giảm chất lượng. Đang trong mùa cao điểm mà có những cá nhân rao bán combo giá rẻ bằng 50% giá thị trường thì làm sao là thật được? Đến như chúng tôi, có mấy chục năm kinh nghiệm rồi mà vẫn lo lắng không yên khi khách chưa về tới nhà an toàn, không dám nhận khách khi chất lượng dịch vụ không như khách yêu cầu. Thế nên, không bao giờ có chuyện “ngon, bổ và rẻ không tưởng đâu”, chỉ có “ngon, bổ và hợp lý” thôi”.

Trách nhiệm với du khách của người làm du lịch ở đâu?

Cuối tháng 7, khi dịch Covid-19 bùng phát lần 2 ở Đà Nẵng, người dân và du khách ai cũng lo lắng, du khách tạm dừng các chương trình du lịch đến Đà Nẵng. Đúng lúc này, hướng dẫn viên có tài khoản facebook Phương Sentourist đã khoe “chiến tích” đưa đoàn khách ra Huế trong đêm, “tẩu thoát khỏi Đà Nẵng”, trốn khai báo y tế, cách ly phòng, chống dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Ngay lập tức, dòng trạng thái chia sẻ của hướng dẫn viên nói trên đã có hàng nghìn trạng thái cảm xúc (hầu như tất cả đều thể hiện sự tức giận) và hàng nghìn lượt chia sẻ trên các diễn đàn du lịch, trang cá nhân… Mạng xã hội dậy sóng, dư luận bức xúc vì đang trong lúc dịch bất ngờ bùng phát lại, cả xã hội căng mình chống dịch, hành động trốn kiểm soát dịch, không khai báo y tế (nếu đúng như bài viết của hướng dẫn viên trên facebook) sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm soát, khoanh vùng, dập dịch, nguy hiểm cho cả khách du lịch và điểm đến tiếp theo. Nhiều người đặt câu hỏi: “Trách nhiệm của người làm du lịch với du khách của mình ở đâu? Sao có thể bất chấp tính mạng của người khác, sự an toàn của cộng đồng để thỏa mãn sức mạnh ảo trên mạng xã hội như vậy”? Hướng dẫn viên Võ Hồng Phương, ngụ tại quận 6, TP.HCM, nhân viên, hướng dẫn viên Công ty Du lịch Sentourist có trụ sở tại TP.HCM, chủ tài khoản facebook Phương Sentourist đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt 10 triệu đồng vì đăng tải thông tin sai sự thật.

Bà Trần Việt Hương, Giám đốc Trung tâm điều hành hướng dẫn viên Việt Nam cho biết: Làm ngành dịch vụ du lịch giống như làm “dâu trăm họ” nên chúng tôi luôn cố gắng làm tốt nhất công việc của mình để lấy được lòng tin, sự ủng hộ của du khách. Khi khởi động trở lại du lịch nội địa sau giãn cách xã hội, chúng tôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, chúng tôi có những quy định nội bộ và hướng dẫn viên bắt buộc phải thực hiện khi dẫn khách (đeo khẩu trang, nhắc nhở khách đeo khẩu trang, thường xuyên sử dụng nước rửa tay, hướng dẫn khách khai báo y tế, cài đặt ứng dụng BlueZone và giữ liên lạc với khách 14 ngày sau khi kết thúc tour…) để kịp thời truy vết nhanh những người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, hỗ trợ công tác khoanh vùng dập dịch, đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi đi tour”.

Những vi phạm của một số cá nhân, tổ chức, lợi dụng lòng tin, lừa đảo khách du lịch… đã được quy định rõ tại Điều 9, Luật Du lịch năm 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch, Khoản 4 “Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ”, Khoản 5 “Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”… bà Hương cho rằng cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật để làm gương cho những người khác và không làm ảnh hưởng đến những công ty làm ăn chân chính. 

 NGUYỄN ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top