Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đình Thuận Hòa (Ninh Thuận): Nguy cơ đổ sập vẫn chưa được trùng tu

Thứ Tư 23/12/2020 | 11:15 GMT+7

VHO-  Do thiếu kinh phí trùng tu, tôn tạo hay thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền mà di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đình Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) hiện đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ khi nào.

 Di tích đình Thuận Hòa xuống cấp và hoang phế

Người dân nơi đây cho biết đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để quan tâm, hỗ trợ kinh phí đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, nhưng đến nay vẫn cứ im lìm…

Đụng đâu cũng thấy xuống cấp nghiêm trọng

Theo phản ánh của người dân, phóng viên Văn Hóa đã có mặt tại đình Thuận Hòa ghi nhận hiện trạng xuống cấp của di tích. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều hạng mục đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo đó, khu vực Đông môn (cửa Đông) của di tích bị hư hỏng gần như toàn bộ, những mảng tường bị ẩm mốc, bong tróc và tường thành bị sụp đổ hoàn toàn; xung quanh cỏ mọc um tùm, không người trông nom, quét dọn.

Tại khu vực nhà Tây của đình Thuận Hòa, những cánh cửa ra vào đã bị hư hỏng nặng, không thể đóng mở. Mái nhà nhiều nơi bị dột nát, xô lệch, tường lở loét nham nhở. Khu vực nhà Nghĩa tự cũng trong tình trạng “bi đát”. Nhiều khu vực của di tích còn được tận dụng để ủ chất hữu cơ chăm bón cho cây trồng. Toàn cảnh khuôn viên đình Thuận Hòa hoang lạnh, rác rưởi khắp nơi, tường rào mục nát… Ông Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban quản lý đình Thuận Hòa cho biết: “Hiện tại khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đình Thuận Hòa có khu vực nhà Tây, nhà Nghĩa tự, nhà hậu cần bị xuống cấp hoàn toàn. Khu vực Đông môn (cửa Đông) bị xuống cấp, hư hỏng khoảng 60%. Các khu vực như nhà Chánh điện, nhà Đông, nhà Tiền hiền tuy đã được trùng tu, tôn tạo vào năm 2005, nhưng đến thời điểm này mái ngói đều bị xô lệch. Các đòn kèo nhà Chánh điện đã bị mục và hư hỏng nặng, có khả năng đổ sập, gây nguy hiểm trong việc cúng tế”.

Ông Lê Văn Lan, người trông coi đình Thuận Hòa cũng cho biết, “ngôi đình có lịch sử trên 200 năm. Tôi đã trông coi ở đây hơn 50 năm rồi. Đình xuống cấp thấy xót xa lắm. Mặc dù nhân dân đã ý kiến với các cấp chính quyền rất nhiều lần, cần sớm trùng tu di tích nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Hằng năm nhân dân có đóng góp kinh phí sửa chữa, nhưng không được bao nhiêu nên chúng tôi chỉ cho sửa hàng rào và các hạng mục phía bên ngoài. Các hạng mục khác trùng tu phải có chuyên môn nên chờ Sở, ngành vào cuộc”.

 Nhiều hạng mục đình Thuận Hòa xuống cấp nghiêm trọng

Thiếu kinh phí nên trùng tu

Ông Phan Kim Lương, Trưởng phòng VHTT huyện Ninh Phước cho biết: “Chúng tôi đã ghi nhận thực tế tình trạng xuống cấp tại đình Thuận Hòa và đã có kiến nghị, đề xuất lên các cấp, các ngành liên quan. Dự kiến sẽ đầu tư sửa chữa từ năm 2021 và dự trù kinh phí khoảng 3 tỉ”. Theo ông Lương, do nguồn kinh phí trùng tu lớn nên chưa thể thực hiện ngay được.

Trong khi đó, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho rằng, theo quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 5.12.2016 của UBND tỉnh về việc phân cấp trực tiếp quản lý, bảo vệ, tu bổ, phục hồi và phát huy các giá trị di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh thì di tích đình Thuận Hòa thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND huyện Ninh Phước. Do vậy, nguồn vốn để trùng tu, sửa chữa các di tích được sử dụng từ các nguồn đóng góp của nhân dân trong vùng có di tích, nguồn vận động xã hội hóa và nguồn ngân sách nhà nước (cấp huyện, tỉnh và vốn chương trình mục tiêu quốc gia). “Trong trường hợp đình Thuận Hòa xuống cấp nặng, cần nguồn kinh phí lớn trùng tu thì UBND huyện Ninh Phước cần báo cáo UBND tỉnh để có nguồn hỗ trợ kịp thời”, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết.

Đình Thuận Hòa tọa lạc tại trung tâm làng Thuận Hòa, xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX trên một khu đất có diện tích khoảng 3.500 m2, mặt hướng về phía Nam, phía xa có dòng sông Quao bao bọc, phía Đông và phía Bắc là khu dân cư, phía Tây và phía Nam là đường liên thôn. Trên bình đồ, đình có kiến trúc dạng chữ khẩu, bao gồm: Nghi môn, bức Bình phong, tòa Chánh điện, nhà Đông, nhà Tây, nhà Tiền hiền, miếu Thanh minh. Tất cả các công trình này được bao bọc bởi bức tường thành xây bằng gạch, đá, vôi. Từ Nghi môn vào, qua bức Bình phong là đến tòa Chánh điện. Hai bên tòa Chánh điện có hai hành lang dẫn đến nhà Đông và nhà Tây. Nối hai đầu nhà Đông và nhà Tây là nhà Tiền hiền, tạo nên một công trình khép kín. Miếu Thanh minh nằm ở phía Đông tòa Chánh điện. 

XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top