Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: “Chúng tôi tiếp tục cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận hơn nữa”

Thứ Tư 14/04/2021 | 11:19 GMT+7

VHO- Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù có nhiều biện pháp phòng chống đã và đang được triển khai, tuy nhiên số ca trẻ nhập viện vì tai nạn này vẫn chưa giảm, nhất là đối với trẻ trong độ tuổi mầm non.

 Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi nuốt phải dị vật

Đa phần các vụ TNTT ở trẻ em xảy ra đều do sự bất cẩn của người lớn. Thực tế dù ở môi trường nào, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ tai nạn xảy ra như bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang, đuối nước… Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 13 tháng tuổi, được chuyển lên từ Long Thành (Đồng Nai) do uống nhầm dầu thắp đèn paraffin. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thở mệt, tụt huyết áp, tổn thương phổi nặng. Rất may, sau 48h nhập viện được các bác sĩ điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, không sử dụng máy thở và không cần dùng thuốc trợ tim.

 Dị vật trẻ nuốt phải được các bác sĩ lấy ra

Tương tự một vụ tai nạn khác cũng vừa mới xảy ra được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cấp cứu thành công là một bệnh nhân nhi 6 tuổi bị thủng ruột do nuốt chuỗi hạt nam châm đồ chơi. Bệnh nhân được chuyển lên từ tuyến dưới với các biểu hiện đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng chướng hơi, sốt. Tại đây các bác sĩ đã xét nghiệm kiểm tra phát hiện hình ảnh tắc ruột kèm dị vật cản ổ bụng. Tuy nhiên khi được hỏi, gia đình bệnh nhân cho hay không rõ bé đã nuốt dị vật từ khi nào. Bác sĩ Lê Thọ Đức, phẫu thuật viên ca mổ, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết dị vật là một chuỗi hạt kim loại nhỏkèm đai ốc và một miếng nam châm hình chữ nhật dài 2cm, rộng 1cm. Miếng nam châm hút các mảnh kim loại gây tắc nghẽn ruột và hoại tử, thủng ruột. Rất may ê kíp phẫu thuật phát hiện ruột non thủng 3 vị trí, xì phân vào ổ bụng gây nhiễm trùng nặng và đã xử lý kịp thời.

Bác sĩ Thọ cho biết thêm, đây không phải lần đầu Bệnh viện tiếp nhận những ca bệnh như trên, do đó khuyến cáo các bậc phụhuynh phải hết sức cẩn thận khi mua đồchơi cho con em mình, đặc biệt làcác đồchơi có dáng hình sắc nhọn, đồ chơi bằng pin nhỏ, đồ chơi bằng nam châm… Đồng thời, rà soát môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn cho trẻ. Những trường hợp nghi ngờ nuốt dị vật, đau bụng hay nôn ói… cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế tin cậy. Ngoài ra đối với các vật dụng chứa đựng các chất hydrocarbon như xăng, dầu lửa, dầu paraffin phải có nắp đậy, để nơi khuất và đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em.

 Phụ huynh cần để tránh xa tầm tay trẻ em các chất như xăng, dầu…

Không may mắn như hai trường hợp trên, trước đó Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận một nạn nhân 4 tuổi, được chuyển lên từ Bệnh viện Bà Rịa-Vũng Tàu trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở do bị ngã vào xô nước tại nhà. Chỉ đến khi được hàng xóm phát hiện thì bé đã trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Sau khi nhập viện, các bác sĩ xác định tình trạng bệnh nhân quá nặng không thể điều trị nên gia đình đã đưa cháu về. Bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cảnh báo: “Chúng tôi một lần nữa cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận, tai nạn sinh hoạt luôn rình rập các bé, trong đó có đuối nước. Đuối nước là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và hoạt động dưới nước. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra tại nhà như bồn nước, chum, vại, rãnh nước… dẫn đến hậu quả thương tâm”.

Đề cập nguyên nhân chủ yếu gây TNTT ở trẻ em, Văn phòng thường trực Phòng chống tai nạn thương tích (Bộ Y tế) cho hay, hầu hết các vụ TNTT thường xảy ra bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước và gây ra những tổn thương trên cơ thể trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là đối với lứa tuổi trẻ mầm non. Bởi ở những độ tuổi này các bé thường hiếu động, thích tò mò, khám phá, nghịch ngợm… Trong khi đó trẻ chưa có ý thức, kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên nguy cơ dẫn đến tai nạn rất cao. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích, các bậc phụ huynh cần hết sức để tâm đến trẻ. Theo thống kê của Bộ Y tế, TNTT ở trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi. Trung bình một năm có 334.471 trường hợp trẻ em và vị thành niên mắc TNTT, trong đó có 7.187 trường hợp tử vong. Tỷ suất tử vong trung bình/năm là 23,01/100.000 trẻ em và vị thành niên, chiếm 20,03% tổng số tử vong do TNTT trên toàn quốc. Trong đó, tử vong trẻ em nhóm 0-4 tuổi chiếm 23,65%; từ 5-9 tuổi chiếm 17,22%; từ 10-14 tuổi chiếm 18,86%, còn lại là nhóm 15-19 tuổi. 

 NGUYỄN HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top