Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Độc, lạ “Gành Đá Đĩa” giữa đại ngàn Tây Nguyên

Thứ Sáu 25/06/2021 | 10:10 GMT+7

VHO- Thời gian gần đây, giới trẻ yêu thích khám phá, trải nghiệm ở Gia Lai cứ “rỉ tai nhau” về một địa điểm tuyệt đẹp không khác gì danh thắng quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa ở Phú Yên. Đó là bãi đá hình lục lăng mà theo ý kiến của các nhà địa chất có niên đại hàng triệu năm ở làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh.

 Gành Đá Đĩa” tuyệt đẹp giữa đại ngàn Tây Nguyên

Đường đến với bãi đá làng Vân không quá khó để tìm kiếm. Từ TP Pleiku men theo quốc lộ 14 đi về hướng Kon Tum khoảng 16 km, rẽ trái và thẳng tiến trên tỉnh lộ 673 khoảng 20 km, sau đó rẽ phải đi theo tỉnh lộ 661 (đường vào hồ chứa nước của Thủy điện Ia Ly) khoảng 2,5 km thì đến làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh. Từ khu vực nhà rông của làng, tiếp tục di chuyển thêm khoảng hơn 2 km nữa thì tới dòng suối có bãi đá đẹp và lạ của làng Vân.

Giữa không gian đồi núi rộng lớn là những vách đá chạy theo mạch dọc thẳng đứng, có khi vòng cung, xếp thành từng hàng. Những trụ đá dạng cột, xếp theo chiều thẳng đứng, chiều ngang hoặc xiên, mặt cắt các trụ đá, cột đá có tiết diện hình tứ giác, lục giác đều nhau… giống như danh thắng quốc gia đặc biệt Gành Ðá Ðĩa ở Phú Yên. Nhìn từ trên cao bãi đá này trông rất độc đáo và kỳ bí. Người Jrai ở làng Vân không biết bãi đá và con suối ấy có từ bao giờ, chỉ biết người Jrai quanh vùng gọi nơi đó là Jrai Phă (jrai có nghĩa là thác nước, còn phă tức là bể, vỡ, tràn, tung ra). Đoạn suối chảy qua nơi đây không chỉ tràn lên mặt bãi đá mà còn có một điểm, dòng chảy đổ ụp xuống từ độ cao khoảng 5m như một dòng thác. Với người dân làng Vân, bãi đá này được ví như cánh buồm lớn che chở cho ngôi làng, là một nét độc đáo của đá, nước và sự hài hòa của tạo hóa.

Chị Lê Thị Kim Chi đến từ TP Pleiku chia sẻ: “Tôi biết đến bãi đá này thông qua mạng xã hội, và hôm nay tôi cùng với gia đình, bạn bè tìm đến đây để khám phá. Tôi cảm thấy nơi đây rất đẹp, phong cảnh hữu tình phù hợp cho các bạn trẻ yêu thích khám phá. Không ngờ ở Gia Lai cũng có ghềnh đá như thế này, nó có nét tương đồng với Gành Đá Đĩa ở Phú Yên”. Ông Rơ Châm Vân, quyền Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly cho biết, có người gọi đây là Ia Ruai, tức suối cây đập. Người đồng bào địa phương đã phát hiện ra bãi đá kỳ thú bên con suối này từ lâu. Với họ, bãi suối đá rất linh thiêng, họ nghĩ rằng chỉ có bàn tay của Yàng (thần linh) mới tạo nên vẻ đẹp hoang sơ của suối đá kỳ vĩ. “Bãi đá này sau khi được phát hiện chúng tôi thấy rất đẹp, địa phương cũng đã đề xuất với huyện đưa vào phương án khai thác, phát triển du lịch của huyện, gắn với Núi lửa Chư Đăng Ya, làng nghề Ia Mơ Nông và lòng hồ thủy điện Ia Ly”, ông Vân nói.

Theo Phòng VHTT huyện Chư Păh, bãi đá ở làng Vân là một địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch, cần được bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng. Do đó, Phòng VHTT huyện Chư Păh đã đề xuất với UBND huyện cần cải tạo con đường dẫn vào suối đá, trồng cây muồng vàng ở hai bên đường ven bờ suối để tạo bóng mát cho du khách tham quan. Ngoài ra, xây dựng hai cây cầu dẫn qua suối của bãi đá trên và bãi đá dưới để phục vụ khách tham quan. Trao đổi với phóng viên Văn Hóa, ông Trần Ngọc Nhung, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai cho hay, sau khi rộ lên thông tin về việc phát hiện một bãi đá cổ ở huyện Chư Păh, UBND tỉnh đã giao cho Sở TN&MT phối hợp Sở VHTTDL và UBND huyện Chư Păh tiến hành khảo sát các bước tiếp theo để đề xuất với UBND tỉnh xem xét.

“Quan điểm của Sở VHTTDL sẽ đề nghị UBND tỉnh có chủ trương, biện pháp bảo vệ, bảo tồn phù hợp đối với địa điểm bãi đá này. Sở VHTTDL sẽ cùng với huyện Chư Păh và các đơn vị liên quan nghiên cứu, sớm trình lãnh đạo tỉnh xem xét xếp hạng, đồng thời xây dựng nơi đây trở thành một điểm du lịch, gắn với tour Thủy điện Ia Ly, núi lửa Chư Đang Ya”, ông Nhung thông tin. 

 Quan điểm của Sở VHTTDL sẽ đề nghị UBND tỉnh có chủ trương, biện pháp bảo vệ, bảo tồn phù hợp đối với địa điểm bãi đá này. Sở VHTTDL sẽ cùng với huyện Chư Păh và các đơn vị liên quan nghiên cứu, sớm trình lãnh đạo tỉnh xem xét xếp hạng, đồng thời xây dựng nơi đây trở thành một điểm du lịch, gắn với tour Thủy điện Ia Ly, núi lửa Chư Đang Ya.

(Ông TRẦN NGỌC NHUNG, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)

 NGỌC HÒA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top