Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Olympic Tokyo 2020: Kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử

Thứ Bảy 24/07/2021 | 16:26 GMT+7

VHO- Tối 23.7 vừa qua, lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 đã chính thức diễn ra sau 1 năm bị trì hoãn bởi đại dịch Covid-19. Sau 1 năm trì hoãn, mặc dù vẫn quyết định tổ chức trong bối cảnh đại dịch song đây chắc chắn sẽ là kỳ Thế vận hội để lại nhiều vấn đề nan giải nhất cho cả nước chủ nhà lẫn các VĐV.

Lo lắng về thành tích

Còn nhớ hơn 1 năm về trước, thông báo hoãn Olympic Tokyo 2020 đến năm 2021 chính thức được đưa ra khiến lần đầu một kỳ Thế vận hội phải tổ chức vào năm lẻ. Kế hoạch tập luyện, mục tiêu giành huy chương của các VĐV cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi thông báo hoãn. Về lý thuyết, việc lùi tổ chức Olympic lại sau 1 năm cũng đồng nghĩa với việc HLV, VĐV có thêm thời gian chuẩn bị, tập luyện cả về chuyên môn lẫn tinh thần. Nhưng thực tế chưa hẳn là như vậy. Việc tập luyện ròng rã 1 năm trời mà không được tham dự bất cứ giải đấu chính chức nào cũng khiến phong độ các VĐV đi xuống. Chưa kể việc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho phép các VĐV bảo lưu kết quả sang năm 2021 cũng gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Điều này là dễ hiểu vì kết quả thi đấu của 1 VĐV hoàn toàn có thể thay đổi 180 độ chỉ sau 1 thời gian tập luyện. 

 Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 chính thức khởi tranh sau 1 năm hoãn do đại dịch Covid-19(Ảnh: AP)

Trong thể thao thành tích cao, việc chọn điểm rơi phong độ đúng thời điểm là yếu tố hết sức quan trọng. Rất nhiều môn được đưa vào thi đấu tại Olympic có đặc thù các VĐV chỉ có thể đạt được phong độ, thể trạng tốt nhất ở một số độ tuổi nhất định. Tiêu biểu nhất là các môn thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật… Thêm 1 năm cũng đồng nghĩa với việc cơ thể có thể có những dấu hiệu “không nghe lời”. Điều này càng đúng với những VĐV chọn Olympic Tokyo 2020 là sự kiện thi đấu cuối cùng của mình trước khi giải nghệ do vấn đề tuổi tác. Mặc dù đã bắt đầu tranh tài một số môn trước ngày khai mạc chính thức nhưng tâm lý lo lắngcủa các VĐV về mất cảm giác thi đấu, không đạt thành tích như kỳ vọng là điều hoàn toàn có cơ sở.

“Canh bạc” 20 tỷ USD

Có thể nói, Olympic Tokyo 2020 là kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử khi chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Không chỉ riêng các VĐV, nước chủ nhà Nhật Bản cũng có những lo lắng riêng khi vẫn quết tâm tổ chức Thế vận hội.

Khi ra quyết định hoãn 1 năm Olympic Tokyo 2020 vào tháng 3 năm ngoái, IOC đã đặt cược rằng đến mùa hè năm 2021, đại dịch Covid-19 đã được khống chế. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Cũng vì lý do đó, mọi kỳ vọng về lợi ích kinh tế từ sự kiện này mang lại cho Nhật Bản tan biến như “bong bóng xà phòng”. Ngay khi quyết định được đưa ra, chính phủ Nhật Bản phải miễn cưỡng bắt đầu chiến dịch “khởi đầu mới cho Tokyo 2020”. Toàn bộ kế hoạch di chuyển, lịch thi đấu, kết quả vòng loại, booking khách sạn… đều phải tính toán lại.. Chưa kể, những đơn vị quảng cáo, hàng không, đơn vị du lịch và khách sạn cũng chịu không ít thiệt hại do nhiều hợp đồng, hủy đặt phòng… bỗng chốc bị hoãn hủy chỉ trong chớp mắt. Thiệt hại kinh tế cũng bắt đầu phát sinh kể từ đó.

Theo tờ Wall Street Journal, một trong số những mục đích của Nhật Bản khi đăng cai Olympic là chứng tỏ cho thế giới thấy dù dân số suy giảm và bị Trung Quốc vượt lên về quy mô nền kinh tế, xứ sở mặt trời mọc vẫn là một cường quốc trên thế giới. Sự kiện này cũng sẽ là minh chứng cho sự vươn lên mạnh mẽ của nước Nhật sau thảm họa kép động đất, song thần năm 2011. Nhưng rồi, Covid-19 bỗng chốc biến Thế vận hội thành vấn đề đau đầu đối với nước Nhật.

Được biết, ngân sách chính thức cho Olympic Tokyo 2020 là 15.4 tỷ USD. Nhưng theo các kiểm toán viên của Chính phủ Nhật Bản, tổng chi tiêu đã lên tới 20 tỷ USD. Những sân vận động và nhà thi đấu tiêu tốn hơn 7 tỷ USD để xây dựng hoặc nâng cấp. Theo thông tin ban đầu, IOC có kế hoạch phát hành khoảng 630.000 vé cho khán giả nước ngoài đến xem Olympic và Paralympic. Tuy nhiên, hy vọng về nguồn thu khổng lồ này đã tan thành mây khói khi lệnh cấm khán giả đến theo dõi trực tiếp các trận đấu tại địa điểm tổ chức được ban hành. Các sân vận động, nhà thi đấu cũng vì thế mà dường như trở nên lãng phí. 

Hay chuyện các nhà tài trợ không mấy mặn mà với Olympic Tokyo 2020 cũng ít nhiều khiến công tác tổ chức Thế vận hội gặp nhiều khó khan. Mới đây nhất, Toyota đã đưa ra thông báo sẽ không chạy bất cứ quảng cáo nào liên quan đến sự kiện lần này tại Nhật Bản. Toyota là công ty đắt giá nhất của Nhật Bản là một nhà tài trợ toàn cầu của Thế vận hội. Đây là động thái trái ngược hoàn toàn so với những gì công ty này đã làm trong trận chung kết Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl). Tại Super Bowl, Toyota đã chi hàng triệu USD cho một quảng cáo gắn với biểu tượng Olympic. Nhưng ở Nhật, bất kỳ một mối liên hệ nào với lần Thế vận hội này cũng là quá nhạy cảm để “gã khổng lồ” công nghiệp ô tô chạy quảng cáo. Bởi, phần đông người Nhật không muốn Olympic được tổ chức vì lo sự kiện sẽ trở thành một ổ dịch khổng lồ. Một cuộc thăm dò dư luận do đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK thực hiện từ ngày 9 - 11/7 cho thấy gần 2/3 người Nhật cho rằng Thế vận hội không nên được tổ chức. 

Mặc dù chưa rõ “lỗ” hay “lãi” từ sự kiện lần này, song mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản vẫn là vượt khó để tổ chức thành công một kỳ Olympic đặc biệt.

ĐÌNH TOÁN 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top