“Chào buổi sáng, Việt Nam ”: Một góc nhìn về chiến tranh Việt Nam

VHO- Đài truyền hình Pháp vừa phát sóng bộ phim “Chào buổi sáng, Việt Nam - Good Morning, Vietnam”. Đây là bộ phim được ra mắt năm 1987 và nhanh chóng đi vào lòng người.

“Chào buổi sáng, Việt Nam ”: Một góc nhìn về chiến tranh Việt Nam - Anh 1

 Poster phim "Chào buổi sáng, Việt Nam"

Bộ phim của đạo diễn Barry Levinson với sự tham gia của Robin Williams trong vai Adrian Cronauer, một phát thanh viên của lực lượng vũ trang Mỹ. Khi bộ phim ra mắt, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, nhưng nó vẫn còn khắc đậm trong tâm trí của người Mỹ. Đó là một bộ phim hài kịch tính, vừa cảm động vừa mang tính trào phúng mỗi khi nhân vật phát thanh viên cất giọng hài hước vui nhộn.

Theo cốt phim, năm 1965, người phát thanh viên và cũng là một quân nhân, đóng tại Crete, được cử đến căn cứ quân sự Mỹ ở Sài Gòn để dẫn chương trình phát thanh buổi sáng hằng ngày. Nhiệm vụ của chương trình là giúp những người lính giải trí trong vài phút qua sóng radio của đài phát thanh địa phương. Mang đầy tính hài hước và khác xa với khuôn phép thường thấy của quân đội, người dẫn chương trình sẽ áp đặt một phong cách châm biếm. Adrian Cronauer còn dùng cả bản tin giả, bản tin thời tiết gần đúng và trên hết là nhạc nền rock, được thiết kế đặc biệt để giải trí cho binh lính và con cái họ.

Chào buổi sáng, Việt Nam không phải là một phim chuyển thể, mà là một câu chuyện có thật của Adrian Cronauer. Từ năm 1965 -1966, người dẫn chương trình phát thanh bắt đầu phát chương trình “Chào buổi sáng, Việt Nam!” của mình mỗi ngày. Ông chia sẻ từ cuối những năm 1970, ông muốn kể về hành trình của mình tại Việt Nam, đầu tiên là phim truyền hình dài tập, sau đó là phim truyền hình, nhưng không thực hiện được. Cuối cùng Robin Williams, đã chuyển thể thành công sang thành một bộ phim dựa trên dự án được trình bày bởi một cộng tác viên. Còn Adrien Cronauer chỉ tham gia một thời gian ngắn với tư cách là người tư vấn viết kịch bản. Diễn viên chính và Adrien Coronauers chỉ gặp nhau tại buổi ra mắt phim vào cuối năm 1987.

Cuộc đời thực của Adrien Coroneuers không hoàn toàn giống như nhân vật do Robin Williams thủ vai. Anh không bị trục xuất khỏi quân đội. Anh ở lại Sài Gòn một năm, làm việc trước chiếc micrô và kết thúc nhiệm kỳ tốt đẹp. “Nếu tôi làm một nửa những điều Robin Williams đã làm trong phim, tôi sẽ ở trong Leavenworth - một nhà tù ở Mỹ rồi”. Cựu dẫn chương trình đài phát thanh đã phát biểu trong một hội nghị Cựu chiến binh năm 2008. Ông cũng khẳng định đã học tiếng Việt ở Sài Gòn, ngoài giờ làm việc, giống như nhân vật hư cấu, nhưng chưa bao giờ lạc vào rừng rậm như nhân vật trong phim. Bởi thực tế mọi phát ngôn trên đài lúc đó đều phải qua cơ quan kiểm duyệt quân sự của Mỹ. Trở lại Mỹ, Adrian Cronauer làm việc ở nhiều đài phát thanh, đầu tiên là ở New York, rồi ở Virginia. Sau đó, ông tham gia vào các hiệp hội cựu chiến binh khác nhau. Adrian Cronauer qua đời năm 2018, ở tuổi 79.

Chào buổi sáng, Việt Nam đã mang đến cho người xem cái nhìn về một cuộc chiến tranh vừa tàn khốc, vừa vô nghĩa với sự trào phúng phê phán một đội quân tưởng như bá chủ toàn cầu đã sa lầy trong rừng nhiệt đới. 

 TRẦN THU DUNG

Ý kiến bạn đọc