Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Văn hóa là nền tảng kiến tạo xã hội

Thứ Hai 16/08/2021 | 17:04 GMT+7

VHO- CHIẾN LỰỢC VĂN HÓA được đúc kết trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm  Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết sâu sắc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nhĩa  xã hội ở Việt Nam. Trong bài viết này, văn hóa được đề cao như một nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nhĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và  thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu;bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”.

Tập trung xây dựng con người để phát triển văn hóa . Ảnh: 

VĂN HÓA LÀ PHẠM TRÙ PHỔ QUÁT, chi phối toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội. Ở nước ta, từ khi nắm quyền lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao, coi trọng văn hóa như là mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ chiến lược xây dựng một nước Việt Nam độc lập - hòa bình - tự do - hạnh phúc buổi đầu và tiến lên xây dựng xã hội giàu mạnh - văn minh - công bằng - dân chủ ngày hôm nay. Chúng ta đang bước vào thời đại cách mạng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ kích hoạt các lĩnh vực sản xuất vật chất, đưa nền kinh tế quốc dân bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, dẫu kinh tế tăng trưởng vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện không ngừng thì văn hóa vẫn là mục tiêu phấn đấu cuối cùng. Muốn sánh vai cùng các nước trên năm châu bốn biển, con đường của Việt Nam sẽ đi chính bằng hai chân vững chãi - văn hóa và kinh tế. Ai đó nói không phải không có lý: kinh tế là “tay ga”, văn hóa là “tay phanh” (chức năng điều hòa). Từ trong quá khứ hiển hách chống ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã hào sảng viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” (Bình Ngô đại cáo). Chiến thắng ngoại bang của cha ông ta trong một nghìn năm độc lập đồng nghĩa với chiến thắng của văn hóa Việt Nam trước sự xâm lăng của các văn hóa khác (được hiểu như là “thế lực mềm”). Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), đến nay đã 91 năm trôi qua trong dòng chảy lịch sử, Đảng luôn luôn đề cao nhiệm vụ chiến lược văn hóa, từ Đề cương Văn hóa (1943), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948), đến nhiều văn kiện tiếp theo có tính chất quyết sách về một lĩnh vực tinh tế nhất của đời sống tinh thần xã hội, văn hóa đã đi vào đời sống toàn diện, thường trực, bền vững. Văn hóa thấm nhuần đến chân tơ kẽ tóc mọi hoạt động của cộng đồng người Việt Nam.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt Nam

VĂN HỌC LÀ BỘ PHẬN TINH TÚY (TINH TẾ) CỦA VĂN HÓA, nếu không nói là tất cả chí ít cũng là bộ phận chủ chốt, quan trọng của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Mười thế kỷ văn học trung đại (X - XIX) đã để lại cho hậu thế những di sản tinh thần - văn hóa đẳng cấp với các giá trị cổ điển từ thơ thần Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sỹ, Bình Ngô đại cáo, đến Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc. Thế kỷ XX với những biến động lịch sử vĩ đại đã hun đúc nên Tuyên ngôn Độc lập (một trong những Bảo vật quốc gia). Một đất nước ngút ngàn khói lửa của những cuộc chiến tranh chính nghĩa chống ngoại xâm vẫn sinh ra và lưu truyền hậu thế những Danh nhân Văn hóa Thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Năm 2020, Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất Đại thi hào - Danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Du, tác giả kiệt tác Truyện Kiều. Không chỉ chúng ta chiêm bái bậc đại kỳ tài văn học mà cả thế giới ngưỡng mộ (tính đến năm 2020, đã có gần 70 bản dịch Truyện Kiều, trong 21 ngôn ngữ thế giới), sức lan tỏa văn hóa của tác phẩm là một bằng chứng về tài năng và tâm hồn Việt Nam. Giáo sư AHN KYONG - HWAN, cựu Chủ tịch Hội nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc, cựu Giáo sư Trường Đại học CHOSUN, dịch giả bản dịch Truyện Kiều tiếng Hàn Quốc đã viết: “Việt Nam là một đất nước văn hiến mãi mãi vì có tác phẩm Truyện Kiều bất hủ”. Truyện Kiều trở thành bất hủ vì Đại thi hào biết cúi xuống số phận con người, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Kính gửi cụ Nguyễn Du). Kiệt tác Truyện Kiều vượt ra ngoài khuôn khổ một tác phẩm văn học thông thường, nó trở thành một giá trị, biểu tượng văn hóa Việt Nam: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/ Lấy chí nhân thay cường bạo” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo). Hơn thế, nó hướng tới con người, đề cao nhân phẩm con người, sức vượt của con người giữa những bể khổ mênh mông ở cõi trần.

TỘT CÙNG VĂN HÓA LÀ CON NGƯỜI, thiết nghĩ, không phải là một khẩu hiệu thuần túy hình thức, nó bao hàm cái căn cơ, quan trọng trong nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội mới trên nền tảng văn hóa được đúc kết từ các giá trị tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Ở đây cần thiết giữ vững tinh thần tiếp biến văn hóa dân tộc và thế giới khi xây đắp các giá trị văn hóa Việt Nam thời hiện đại (trong đó văn học đóng vai trò chủ công), lấy con người làm mục đích tối thượng để cuối cùng thắp sáng niềm tin vào “mỗi con người nhấp nhánh một vì sao”. Văn hào Nga - Xô viết M. Gorky từng viết: “Con người! Hai tiếng ấy vang lên tự hào thay!”

                                                                               BÙI VIỆT THẮNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top