Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Quá khó khăn, người lao động tự do phải lên mạng kêu cứu

Thứ Tư 18/08/2021 | 10:51 GMT+7

VHO- Mặc dù đang trong thời gian giãn cách xã hội nhưng một làn sóng người lao động ở các thành phố trở về quê gây mất an toàn phòng dịch, nhiều người ở lại đang trong thế “mắc kẹt”, phải lên mạng xã hội kêu cứu vì không có việc làm, không có thu nhập, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.


 Hỗ trợ người lao động tự do

Nhiều tháng nay, gia đình chị H.T.H (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã lâm vào cảnh khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Hai vợ chồng từ Nam Định lên mở một studio chuyên chụp ảnh cho các bé mầm non hoặc học sinh tiểu học. Cứ tưởng vào cuối năm học sẽ mang lại thu nhập cho gia đình, nhưng vài tháng nay HS-SV của TP được nghỉ học khiến anh chị không có việc làm, thỉnh thoảng túc tắc được vài triệu duy trì tiền ăn, ở, nhà trọ… Nhưng đến ngày Hà Nội giãn cách xã hội, anh chị chỉ ở trong nhà, sống qua ngày, tiền tích lũy chút ít cũng hết.

Giờ đây gia đình anh chị với 2 con đang mắc kẹt trong nhà trọ 20m2, tiền thuê nhà 2,5 triệu/tháng, chưa kể tiền, điện nước, ăn uống. Khó khăn quá, chị H. đành lên mạng xã hội kêu cứu, hy vọng các Mạnh Thường Quân giang tay giúp đỡ.

Tương tự, gia đình anh chị N.T.L (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng lên mạng xã hội chia sẻ hoàn cảnh của mình: “Vợ chồng em là người lao động tự do không có hợp đồng lao động, không đóng BHXH. Nhà em có 2 cháu một cháu 11 tuổi, một cháu 13 tháng bị mắc kẹt lại đang ở trọ tại phố Hạ Đình. Các anh chị giúp vợ chồng em ạ”. Cũng theo chị L nếu gia đình trốn về quê, đi qua được chốt ở Hà Nội thì cũng khó qua được chốt ở địa phương, phải có giấy xét nghiệm âm tính, cả gia đình phải đi cách ly tập trung… chi phí cũng rất tốn kém.

Trao đổi với Văn Hóa, một cán bộ LĐ,TB&XH phường Thanh Xuân Trung cho biết, theo quy định của TP, một trong những điều kiện để người lao động tự do được hưởng hỗ trợ là phải có đăng ký tạm trú. Nếu người lao động làm việc trong các ngành nghề trên nhưng không đăng ký tạm trú cũng không được hỗ trợ. Liên quan đến nội dùng này, tại cuộc họp báo sáng qua 17.8, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Nghị quyết 68 đã quy định và Thủ tướng Chính phủ cũng rất quyết liệt việc trong việc giao cho chính quyền địa phương, tùy vào điều kiện, ngân sách để có gói hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế khác, trong đó có người lao động tự do. Nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Vĩnh Phúc… đã có chính sách cho đối tượng này, nhưng gói hỗ trợ này đã đủ đáp ứng yêu cầu người lao động hay chưa, đến tay người lao động hay chưa thì nằm ở khâu triển khai thực hiện. Tuy nhiên, quy trình pháp lý và hành chính sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian bởi nhiều người lao động không có tạm trú, tạm vắng mà đây là vi phạm quy định Luật Cư trú. “Việc hỗ trợ cần phải có căn cứ, nếu không sẽ có người từ đâu đó đến yêu cầu được hỗ trợ gây khó khăn cho chính quyền địa phương. Điều này cho thấy người dân nói chung và người lao động nói riêng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật, để tránh thiệt thòi khi có biến cố xảy ra”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nói. Trước mắt để đảm bảo cuộc sống, vượt qua những ngày khó khăn, những đối tượng không đủ điều kiện hỗ trợ cần liên hệ ngay với tổ dân phố, chính quyền địa phương để các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhóm từ thiện kịp thời trao các gói thực phẩm thiết yếu, vượt qua đại dịch. 

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top