Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Ấn Độ cấp phép khẩn cấp vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới

Thứ Bảy 21/08/2021 | 12:15 GMT+7

VHO- Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin Covid-19 ZyCoV-D của hãng Zydus Cadila, vắc xin ADN đầu tiên trên thế giới chủng ngừa virus SARS-CoV-2. Loại vắc xin này được dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Một phụ nữ vô gia cư được tiêm vắc xin Covid-19 trong một đợt tiêm chủng đặc biệt cho người vô gia cư ở Ahmedabad, Ấn Độ (Ảnh AP)

Việc phê duyệt vắc xin mới giúp thúc đẩy chương trình tiêm chủng của Ấn Độ, với mục đích tiêm chủng cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện vào tháng 12. Nhờ có thêm vắc xin được cấp phép, Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ có thêm yếu tố để đảm bảo tất cả người trên 12 tuổi sẽ cung cấp tối thiểu mũi tiêm đầu tiên. Hiện tại, quốc gia này vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn làn sóng lây lan ở một số bang.

ZyCoV-D được đưa vào cơ thể bằng thiết bị tiêm không mũi kim. Bộ Công nghệ Sinh học Ấn Độ cho biết, ZyCoV-D khác với những loại vắc xin hiện tại là sẽ có liệu trình ba mũi. Khi đưa vào cơ thể, vắc xin ADN sẽ sinh ra protein gai của nCoV và tạo ra phản ứng miễn dịch. "Công nghệ dựa trên nền tảng ADN vòng có thể dễ dàng điều chỉnh để đối phó với các đột biến của Covid-19", Bộ Công nghệ Sinh học Ấn Độ thông tin.

Trước đó, Zydus Cadila đã nộp đơn xin cấp phép cho vắc xin vào ngày 1.7 dựa trên tỷ lệ hiệu quả là 66,6% trong một thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 28.000 tình nguyện viên trên toàn quốc. Ở thời điểm xin cấp phép, công ty cũng khăng định, vắc xin ngừa Covid-19 của họ có hiệu quả trong chống lại các biến thể mới, đặc biệt là biến thể Delta.

Nhà sản xuất thuốc gốc đặt mục tiêu sản xuất 100-120 triệu liều ZyCoV-D mỗi năm và đã bắt đầu tiến hành dự trữ vắc xin. Với công nghệ hiện đại, các loại vắc xin do Ấn Độ sản xuất không cần bảo quản trong điều kiện đặc biệt. Điều này sẽ giúp giải quyết các thách thức về khâu hậu cần khi vận chuyển vắc xin.

Được biết, ZyCoV-D là loại vắc xin thứ 6 được Ấn Độ cấp phép sử dụng. Trước đó, Ấn Độ đã cho phép sử dụng vaccine của Moderna, AstraZeneca, Sputnik V của Nga, Johnson&Johnson và Covaxin của hãng dược phẩm Ấn Độ Bharat Biotech.

Hiện tại, Ấn Độ là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp với chỉ khoảng 9,18% dân số được chủng ngừa đầy đủ. Cụ thể theo thống kê của AFP, Ấn Độ đã tiêm hơn 574 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó, 9,2 triệu mũi đã và đang được tiêm trong tuần này. Các chuyên gia y tế nhận định, Ấn Độ cần khẩn trương đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mới có thể ngăn chặn được sự gia tăng chóng mặt của các ca mắc mới. Đồng thời, tránh cho hệ thống y tế rơi vào khủng hoảng như hồi tháng 4 và tháng 5. Quốc gia Nam Á hiện ghi nhận tới hơn 32 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 430.000 trường hợp tử vong.

ĐÌNH TOÁN (Theo Reuters, AFP)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top