Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Giếng làng ở Pháp - dấu tích văn minh thầm lặng của con người

Thứ Bảy 18/09/2021 | 21:07 GMT+7

VHO- Cung điện, lâu đài, nhà thờ thường thu hút khách du lịch trên thế giới. Ít ai để ý ngay trong những điểm du lịch lung linh và hoành tráng, những công trình văn minh thầm lặng của loài người như giếng nước, bến giặt…từng phục vụ cuộc sống hàng ngày từ ngàn năm ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng.

Xưa kia, việc đào giếng không phải đơn giản. Giếng làng ở Pháp thường xây bằng đá tảng hoặc gạch, rất công phu. Công việc xây giếng không chỉ đòi hỏi kỹ thuật đào sâu và xây dưới lòng nước mà đòi hỏi phải tìm nguồn nước thiên nhiên, nhất là những nơi đồi núi mà còn cần những người có kinh nghiệm cao, nếu không đầu tư lãng phí nhiều tiền và nhiều công sức khi giếng cạn hoặc ít nước. Giếng ở châu Âu phải có độ sâu nhất định để nước không bị đóng băng, nguồn nước chảy liên tục. Nhiều giếng đào rất sâu so với giếng ở Việt Nam. Họ thường dùng trục quay và dây tời, gầu để kéo nước lên đỡ nguy hiểm và đỡ mất sức hơn nhiều. Giếng được xây rất công phu với nhiều kỹ thuật khác nhau. Họ đào rộng rồi dùng dây và trục để thả những khối đá lớn nhất xuống để làm lớp đầu tiên, rồi những khối nhỏ hơn, hoặc dùng cây gỗ bao xung quanh rồi từ từ thả khối đá xuống…

Xây giếng đòi hỏi kỹ thuật cao, và thẩm mỹ. Từ giếng trong tiếng Pháp là từ gốc La Tinh đồng nghĩa với đài phun nước, vòi nước, tức là nơi nguồn nước phun ra. Không chỉ giếng trong các lâu đài, cung điện, nhà thờ xưa rất đẹp xây công phu, mà cả giếng làng vì thường lãnh chúa và nhà thờ đầu tư. Giếng đẹp, làng xóm đẹp chính là vinh danh nhà thờ, lãnh chúa. Giếng xưa ở Pháp là một công trình phục vụ cuộc sống hàng ngày. Những ao nước chỉ dùng chăn nuôi gia súc. Giếng nước thường rất trong và sạch. Do giếng nước xây bằng tảng đá lớn, gạch, đắt tiền  nhiều khi cả làng chỉ có một giếng chung. Nhà thờ thường đầu tư xây giếng làng để giúp cải thiện cuộc sống của dân. Giếng xây là một văn minh tiến bộ của loài người ở thời kỳ nước máy chưa có. Cuối thế kỷ 19, nhiều nơi ở Pháp không còn dùng giếng, khi nước máy sạch trong vào được tận nhà. Giếng bị bỏ quên. Nhiều làng quê đã tìm cách bảo tồn giếng như một danh lam thắng cảnh về cuộc sống xưa. Người ta trồng hoa hay trang trí những dụng cụ nông nghiệp xung quanh giếng rất hấp dẫn.

Giếng ở Pháp với trục kéo, hay cần sắt đúc, dây tời thể hiện sự phát minh tiên tiến của loài người. Con người đã hiện đại hóa và quan tâm đến cuộc sống hàng ngày như bến giặt, cối xay dùng sức gió, và nước…

Giếng Nước là nguồn sống, Thiếu nước con người không thể sống được. Thời chưa có máy nước, con người thường quần tụ quanh những khu sông, hồ, lạch. Ngay trong thành phố Pompei đổ nát dù xây bằng đá gần Naples (Ý) do núi lửa tàn phá hoàn toàn, nhưng một số chiếc giếng cổ xưa vẫn trường tồn chứng minh sức sáng tạo của con người từ thời cổ đại Lã Mã.

 Cũng như ở Việt Nam, giếng nước, đình làng là nơi quầy tụ cộng đồng, ở Pháp giếng nước nhà thờ chính là nơi con người đến chia sẻ nỗi buồn niềm vui hàng ngày trong cuộc sống.

Giếng nước làng có mặt trong hội họa từ nhiều thế kỷ ở Pháp và thế giới và đã đi vào trong tác phẩm của nhiều nhà văn. Giếng xây bằng đá đã có mặt trong kinh thánh. Truyền thuyết nguồn gốc của Hội Tam Điểm kể về Hiram kiến trúc sư tài năng xây những công trình hoành tráng đền Salomon bị ám hại, ông kịp thời thả chiếc chìa khóa bí mật về nghệ thuật kiến trúc xuống giếng sâu. Những người Tam Điểm coi họ là những đứa con góa của Sabat (vợ Hiram) vinh hạnh được sở hữu chiếc khóa này để đi xây một thế giới mới. Tiểu thuyết "Giếng và thời gian" nổi tiếng của Egard Poe đã mô tả cuộc sống giam cầm của một tù nhân loay hoay như trong đáy giếng đếm thời gian và tìm cách chung sống với mọi thứ… Tác giả ví thế giới như một cái giếng vĩ đại mà con người phải biết chung sống cùng với thiên nhiên và tất cả.

Description: Peut être une représentation artistique de plein air

Giếng làng Sorel và Morel được tân trang ở khuân viên nhỏ đầu làng

Con người cần nước. Giếng là những công trình thầm lặng những mang lại cuộc sống văn minh cho con người. Giếng trở nên linh thiêng như thần làng. Khách du lịch đi qua bỏ xu xuống như cầu thần linh giếng thiêng liêng cho có dịp quay lại chốn này.

Trân trọng giếng làng. Thành ngữ Pháp có câu "Đừng nhổ bọt vào nước giếng vì mình uống nước đó / Đào giếng hôm nay, để ngày mai đỡ khát". Người Pháp ví "khoa học là một cái giếng, mà con người là chiếc gầu", để nói con người khó lòng tìm hết được bí mật của thiên nhiên, và độ sâu của giếng. "Giếng cạn mới hay nước quý". Ngày này nhiều nơi Pháp, vẫn sản xuất nguyên liệu xây giếng để bán cho người hoài cổ, xây giếng trang trí trong vườn hoặc để tạo điều kiện các cơ sở văn hóa trùng tu giếng thu hút du lịch. Một vài nơi sử dùng nước giếng nguồn nước thiên nhiên để tưới tiêu, chăn nuôi gia súc đỡ chi phí. Ngay giữa bùng bình để giảm tốc độ xe khi vào làng  một số làng trưng bày trang trí đẹp với chiếc cần bơm nước cổ bằng kim loại giữa trang viên tròn trồng hoa nho nhỏ.

Kỹ thuật xây giếng ở Pháp và châu Âu chính là kỹ thuật ban đầu cho việc đào giếng khoan dầu hiện đại sau này.

Mỗi giếng nước xây khác nhau, kỹ thuật kéo nước khác nhau, mỗi thời kỳ khác nhau. Vô hình chung giếng góp mặt trong bảo tàng kỹ thuật văn minh của loài người ở mỗi thời kỳ giữa thiên nhiên. Bảo tồn giếng chính là bảo tồn một văn minh thầm lặng tiến bộ của loài người từ thời xa xưa và giúp cho thế hệ trẻ sống thời đại mới không chỉ hiểu về đời sống tổ tiên mà biết được cách sống khi gặp gian nguy nếu chiến tranh xảy ra, khi nơi cung cấp nước bị phá hủy…

Giếng xưa ở Pháp trở nên quý hiếm được trùng tu để bảo tồn nếp sống văn minh làng xã.

TRẦN THU DUNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top