Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

“Thẻ kiểm soát dịch bệnh” góp phần phòng dịch hiệu quả

Thứ Hai 27/09/2021 | 10:38 GMT+7

VHO- Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đã đưa lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong đó, ngoài việc nâng cấp thường xuyên các chức năng trên nền tảng Hue-S, Sở TT&TT cũng phối hợp với Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia đẩy nhanh triển khai mã QR quốc gia qua hình thức “Thẻ kiểm soát dịch bệnh”. 

 Tiểu thương chợ Đông Ba được cấp thẻ kiểm soát dịch với mã QR quốc gia để phòng, chống dịch Covid-19

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến hết ngày 25.9 đã có 218.009 thẻ kiểm soát dịch bệnh được cấp cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là thẻ có mã QR quốc gia, mỗi công dân chỉ có một mã QR, nhằm quét QR trên thẻ tại tất cả các điểm đến sẽ giúp cho cơ quan chức năng dễ dàng truy vết, thông báo và tiến hành hỗ trợ y tế cho công dân trong trường hợp xuất hiện ca bệnh đã đi đến điểm trùng với điểm công dân đã đến. Giúp cho công dân kiểm soát lịch trình di chuyển của bản thân trong giai đoạn dịch bệnh. Tùy vào điều kiện, người dân có thể lựa chọn hình thức của thẻ: Thẻ giấy, thẻ nhựa (in ra mang theo người) hoặc sử dụng thẻ điện tửtrên nền tảng Hue-S (ứng dụng của Dịch vụ Đô thị thông minh trên điện thoại di động). “Thẻ kiểm soát dịch bệnh” sẽ là một tờ giấy thông hành cho tất cả công dân trong trường hợp áp dụng các quy định phòng chống dịch ở mức độ cao mà không cần xin cấp thêm giấy tờ khác, ví dụ được phép hay hạn chế trong di chuyển để thực thi công vụ, vận chuyển hàng hóa, đi chợ, giao hàng tại nhà, mua sắm hàng hóa thiết yếu, khám chữa bệnh...

Ngoài ra, việc sử dụng mã QR theo chuẩn quốc gia sẽ được ứng dụng cho nhiều mục đích khác như: Dịch vụ công, khám chữa bệnh, thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ đô thị thông minh trong thời gian tới… Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, trường học có thể sử dụng hình thức quét mã QR trên thẻ phục vụ cho việc giám sát, điểm danh thành viên trong đơn vị. “Thẻ này như CMND hay CCCD là tài sản riêng của từng công dân trên không gian mạng. Vì vậy, khuyến cáo công dân không cho mượn hoặc chia sẻ lên mạng nếu không che thông tin cá nhân như mã QR”, ông Nguyễn Xuân Sơn nói. Ngoài việc tuyên truyền để người dân chủ động đăng ký, kích hoạt mã QR trên nền ứng dụng Hue-S, Sở TT&TT tỉnh cũng đang phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức để triển khai việc cấp “Thẻ kiểm soát dịch bệnh” (thẻ giấy, thẻ nhựa) cho nhiều người dân không có điều kiện dùng smart-phone ở khắp địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là tại các nơi thường tập trung đông người như các chợ, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, trường học…

 Một chốt kiểm tra, quét mã QR quốc gia ở cổng vào chợ Đông Ba, TP Huế

Sở TT&TT cho biết, hiện đã có gần 800 điểm do các đơn vị, doanh nghiệp, tổchức chủ động thực hiện việc cấp và quét thẻ kiểm soát dịch bệnh mã QR theo hướng dẫn của Sở TT&TT tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 1,129 triệu dân, và đẩy nhanh việc cấp mã QR cho 50% dân số để sẽ phủ rộng điểm kiểm soát. Ngoài việc đẩy nhanh cấp mã QR quốc gia cho cộng đồng dân cư, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã liên tục nâng cấp và tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng toàn tỉnh cũng như người dân ở các tỉnh, thành khác trong việc sử dụng các chức năng trên nền tảng Hue-S trên điện thoại di động và cổng thông tin Dịch vụ đô thị thông minh (tại https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn) để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Như: khai báo y tế, khai báo vào tỉnh, khai báo dành cho phương tiện vận tải vào giao nhận hàng; đăng ký chương trình đón công dân từ TP.HCM về Huế, đăng ký cách ly có thu phí; tư vấn khám chữa bệnh qua hình thức trực tuyến, báo cáo số công tác phòng chống dịch bệnh… Hệ thống còn có các chức năng cung cấp thông tin chính thống, kịp thời cho người dân phục vụ công tác chống dịch như thông tin cảnh báo, văn bản chỉ đạo, cung cấp tin tức địa phương, tin tức quốc gia, diễn biến dịch trên phạm vi cả nước, tích hợp trang cảnh báo tin giả của Bộ TT&TT. Đặc biệt, để cộng đồng cùng hỗ trợ phòng chống dịch hiệu quả, ứng dụng Hue-S còn có mục tra cứu, phản ánh xe vi phạm; qua đó, rất nhiều trường hợp đã bị xửlý kịp thời.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, thời gian qua tỉnh xác định công nghệ là một trong những công cụ đắc lực phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã tập trung nghiên cứu, xây dựng, từng bước hoàn thiện và đưa vào hoạt động thí điểm các hệ thống thông tin, các ứng dụng, giải pháp nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh. Sau 4 đợt dịch bùng phát trên cả nước, công tác ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch đã chứng minh vai trò và hiệu quả cho đến thời điểm hiện nay. 

SƠN THÙY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top