Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Cần duy trì các thiết chế cứu trợ dựa vào năng lực cộng đồng

Thứ Sáu 22/10/2021 | 12:31 GMT+7

VHO- Cú sốc xã hội trong đại dịch Covid-19 vừa qua làm cho nhiều người lao động cảm thấy mệt mỏi. Bức tranh nguồn lao động tại TP.HCM đang khá ảm đạm khi lực lượng này còn thiếu hụt, dẫn đến việc vận hành kinh tế trở lại còn khó khăn…

 Chuyên gia cho rằng, TP.HCM cần tái thiết lại hệ thống phúc lợi xã hội với người lao động

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life), đơn vị tư vấn “Đề án phát triển Trung tâm an sinh và Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030” đã có những chia sẻ xung quanh nội dung này.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, TP.HCM cần nhanh chóng tận dụng thời gian vàng hiện nay để tái thiết lại hệ thống phúc lợi xã hội, thu hút người lao động quay lại làm việc. Thời gian qua, TP.HCM đã có những quyết sách chưa từng có tiền lệ trong công tác cứu trợ, qua việc nhanh chóng đưa ra hàng loạt gói cứu trợ khẩn cấp trên quy mô lớn, thành lập Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn trong dịch bệnh Covid-19.

Công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu do thiếu thông tin dữ liệu về các nhóm lao động phi chính thức, đặc biệt là dữ liệu về nhóm người di cư, do ràng buộc về thủ tục hành chính, nhưng cũng đã giúp đảm bảo một ngưỡng sinh tồn cho những người khókhăn tại thành phố, thực sự trở thành một chân kiềng giúp công tác chống dịch dần dần đi vào kiểm soát… Vai trò công tác an sinh không chỉ hết sức cần thiết trong đại dịch mà cũng sẽ là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sự ổn định giai đoạn hậu đại dịch khi nền kinh tế mới chỉ phục hồi dần từng bước, người lao động mất việc, đặc biệt là các nhóm di cư, yếu thế vẫn cần sự hỗ trợ. Do đó, thành phố cần có các phương án tái thiết đời sống xã hội, đảm bảo an dân mà hạt nhân là từng cộng đồng tổ dân phố, khu phố.

Thành phố vẫn phải tiếp tục bao phủ mạng lưới an sinh đủ rộng, đồng thời kêu gọi các nguồn lực của cộng đồng. Việc duy trì các thiết chế cứu trợ dựa vào năng lực cộng đồng, trong đóTrung tâm an sinh là một hạt nhân dẫn dắt, đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hậu đại dịch. Trung tâm an sinh là một hình thức hỗ trợ mới, thể hiện tinh thần của nhà nước phúc lợi, định hướng phát triển cộng đồng trên nguyên tắc hiệp lực công – tư nên rất cần một Chiến lược phát triển về lâu dài.

Xung quanh câu chuyện bức tranh nguồn lao động tại TP.HCM đang kháảm đạm khi lực lượng này còn thiếu hụt, dẫn đến việc vận hành kinh tế trở lại còn nhiều khó khăn…, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, vấn đề thiếu lao động hiện chỉ là cục bộ, tạm thời vì khi TP.HCM phục hồi lại hệ sinh thái kinh tế sản xuất, chúng ta thấy được đây chính là địa phương hấp dẫn đểnhiều người đến mưu sinh, xét về cơ hội việc làm cũng như các hạ tầng xã hội.

“Đợt dịch vừa qua bộc lộ sự hạn chế về công tác quản lý người lao động, khi mà chúng ta muốn trợ giúp cho người lao động, có gói hỗtrợ nhưng nhiều nơi không đến tay người dân, xảy ra khoảng trống giữa chính sách và người thụ hưởng chính sách. Theo tôi, chúng ta đã tạo ra những định chế ít nhiều cho sự phát triển bền vững là câu chuyện phúc lợi, chính sách xã hội. Nên nhìn nhận giai đoạn người lao động chưa quay lại TP.HCM chính là thời gian vàng để chúng ta tái thiết lại hệ thống phúc lợi xã hội, đây là thời gian chạy đua tiếp tục củng cố và phát triển các quy định, trách nhiệm với người lao động” PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nói và cho rằng, một điều quan trọng nữa là TP.HCM cũng phải chịu trách nhiệm trong mối liên đới với các tỉnh, thành khác. Bởi vì lo cho các địa phương vùng đệm, cũng chính là đang lo cho chính mình. Không nên xác định ranh giới vídụ giáp Long An, Tây Ninh hay Bình Dương mà TP.HCM cần có tầm nhìn rộng hơn, vì khi bất cứ biến động nào ở các tỉnh, thành lân cận thìTP.HCM cũng như vùng trũng để các cư dân đổ về. Chính vì vậy TP.HCM cần có tầm nhìn liên kết vùng.

Theo chuyên gia này, thành phố phải có chiến lược lao động, định hình cơ cấu lao động sắp tới, trong đó bao gồm phân loại, công bố các số liệu, dự báo thị trường, vị trí việc làm để người lao động biết mà an tâm quay lại làm việc. Ví dụ sẽ có những vị trí, lĩnh vực đang chuyển đổi sang làm việc tại nhà, không cần đến công ty nữa, nhất là những công ty vừa và nhỏ để họ tiết kiệm chi phí. Ngoài ra những dự báo khác là khi các tỉnh thành vùng sâu, vùng xa có những áp lực, khó khăn dịch bệnh thì TP.HCM hay Bình Dương lại là điểm đến trong mối tương quan để có thể mưu sinh. “Chính vì vậy phải đón nhận dòng người với trạng thái bình tĩnh nhất để tránh tạo ra cảm giác đang lo lắng quá mức, dẫn đến lúc thìđưa ra những diễn ngôn vừa sợ dân ra khỏi TP.HCM, có lúc vừa lại ngăn dòng di cư trở lại. TP.HCM hãy coi dòng người vào ra cũng như là hệ sinh thái, điều đó mới làm cho TP trở nên sống động, tránh trường hợp dòng người di cư bị đọng lại, hoặc chúng ta đóng cửa ngăn dòng người này, điều đó sẽ tạo ra sự phức tạp cho xã hội”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc chia sẻ. 

 TP.HCM cần khoảng 44.000 - 57.000 lao động trong quý IV

Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi), cho biết, nhu cầu nhân lực quý IV.2021 của TP.HCM cần khoảng 44.000-57.000 người lao động. Những tháng cuối năm là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp nỗ lực hoàn thành đơn hàng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do đó, nhu cầu nhân lực trong quý IV tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội.

Đồng hành với doanh nghiệp và người lao động trong giải quyết việc làm, giúp người lao động nhanh chóng ổn định cuộc sống trong giai đoạn TP.HCM mở cửa trở lại, Thành đoàn TP.HCM đang đẩy mạnh hoạt động “Tiếp sức người lao động” với chương trình “Combo 3 trong 1, nhà trọ 0 đồng - test nhanh miễn phí- có việc làm ngay”. Chương trình thực hiện từ ngày 1.10-30.11 với sự tham dự của 63 tỉnh, thành đoàn trong cả nước.

 KIỀU GIANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top