Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Tận dụng cơ hội cho phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới

Thứ Hai 08/11/2021 | 10:31 GMT+7

VHO-Phát biểu trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV vào sáng 8.11, nhiều đại biểu nêu quan điểm cần phải nhanh chóng tập trung phục hồi, phát triển ngành Du lịch, sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid.

Nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) phân tích chúng ta cần tận dụng cơ hội phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới và xây dựng môi trường du lịch an toàn để kích thích nhu cầu du lịch đang bị “nén” trong nhiều tháng qua.

Lấy dẫn chứng là nhiều địa phương trên cả nước trong đó có Quảng Bình đang khởi động lại các hoạt động du lịch với các quy định, lộ trình để du khách không phải cách ly khi đến, đại biểu này đề nghị ưu tiên cho giải pháp ban hành các các chính sách và triển khai các biện pháp an toàn cho khách du lịch tại các điểm đến để tạo sự tin tưởng cho du khách.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh cần phải tận dụng cơ hội để phục hồi và phát triển du lịch

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm  cũng cho biết, các tỉnh miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, bên cạnh với khó khăn thì tỉnh Quảng Bình đã tìm ra nhiều giải pháp để khắc phục. Trong đó, đáng chú ý là Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực để thúc đẩy phát triển mô hình “Du lịch mùa thiên tai”.Từ đó đại biểu  đề nghị cần có quy trình xử lý sự cố xảy ra liên quan đến dịch bệnh, đồng thời đánh giá mức độ an toàn và cần triển khai quy trình này trong phạm vi toàn quốc. Việt Nam cũng cần có kết nối với các quốc gia khác để làm ấm lại thị trường du lịch thế giới.

Đề xuất nhiệm vụ cho phát triển kinh tế xã hội thời gian tới, đại biểu Minh Tâm đề nghị Chính phủ cần tập trung phục hồi và phát triển ngành Du lịch. Trong đó, cần hỗ trợ tài chính và đào tạo lại của người lao động, doanh nghiệp du lịch. “Cần hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, lực lượng lao động, người dân kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng, tăng cường kích hoạt và khả năng tiếp cận các quỹ, nguồn vốn đầu tư và khoản tín dụng, gia hạn trả nợ” – đại biểu  Nguyễn Minh Tâm nói và đề nghị cần tạo cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin hiệu quả giữa chính quyền, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn. Tận dụng các cơ hội cho phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới.

Phân tích kỹ những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 tới ngành Du lịch, đại biểu Dương Tấn Quân (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp thông tin, từ năm 2020 đến nay, ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê 9 tháng năm 2021, Việt Nam đón 114,5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, giảm 97% so với cùng kỳ. Tình hình du lịch trong nước, nhu cầu du lịch của người dân giảm hẳn, nguồn thu từ du lịch trong 8 tháng năm 2021 chỉ đạt 136.520 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ.

Vì thế để thúc đẩy ngành công nghiệp “không khói” này trong thời gian tới, đại biểu Quân đề nghị cần có giải pháp tăng năng lực cho doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững, cơ cấu lại hoạt động xúc tiến quảng bá, định vị thị trường mục tiêu, xây dựng sản phẩm phù hợp, ưu tiên xây dựng các gói kích cầu. Cùng với đó là đẩy mạnh liên kết vùng giữa các địa phương, hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và các bên cung ứng dịch vụ liên quan như hàng không, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

Đại biểu Dương Tấn Quân đề nghị cần có nhiều giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này phục hồi và phát triển

Đồng thời tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động, sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Ưu tiên triển khai nhanh chiến lược tiêm vắc xin cho người dân, người lao động tại các trung tâm du lịch. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lý về thông tin du lịch, thông tin các điểm đến tại các địa phương, hình thành cơ sở dữ liệu liên thông từ Trung ương đến địa phương.

Cũng trong phiên thảo luận vào sáng 8.11, các đại biểu đã tập trung phân tích kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Hầu hết các ý kiến đều phân tích kỹ những khó khăn cùng những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân cả nước trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

Các ý kiến cũng cho rằng, dù là lần đầu tiên phải đối phó với một đại dịch chưa từng có trong lịch sử nhưng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chúng ta đã từng bước khắc phục vượt qua đại dịch. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng những bài học mà cả nước nói chung và TP.HCM rút ra sau đợt dịch bùng phát vừa qua sẽ là kinh nghiệm quí cho chúng ta trong giai đoạn sắp tới.

Trong khi đó đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cũng đánh gía, dù lần đầu tiên phải đối mặt với một đại dịch chưa từng có nhưng từ lời kêu gọi có sức hiệu triệu sức mạnh của toàn dân tộc của Tổng Bí thư, đã giúp chúng ta vượt qua đại dịch, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Trong hôm nay và ngày mai 9.11, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương). Cuối phiên họp này, thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

THU SÂM; ảnh: QUỐC HỘI

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top