Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Những cuốn sách góp tiếng nói bảo vệ phụ nữ trước vấn nạn bạo lực

Chủ Nhật 28/11/2021 | 19:55 GMT+7

VHO – NXB Tổng hợp TP.HCM giới thiệu một số ấn phẩm do đơn vị ấn hành và liên kết xuất bản với First News, Haidangbooks, với chủ đề bảo vệ phụ nữ trước vấn nạn tấn công bạo lực. Có thể kể đến như Tess: Một tâm hồn trong trắng, Phụ nữ hiện đại nghĩ giàu và làm giàu, Blouse trắng tim hồng, Hãy gọi tên tôi.

Tess - Một tâm hồn trong trắng là tác phẩm được độc giả thuộc mọi tầng lớp yêu thích nhiều nhất trong số 14 tiểu thuyết của Hardy. Tác phẩm thông qua câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của Tess và Alec để phê phán những quan niệm cổ hủ và cứng nhắc về tín ngưỡng, đạo đức trong tình yêu và hôn nhân của thời kì Victorian. Tess là một thôn nữ, học hết lớp sáu trường làng, xinh đẹp một cách dân dã như đóa hoa đồng nội.Nàng chỉ có ước mơ rất nhỏ nhoi, rất con người: có một người chồng mà mình yêu và yêu mình, sống một cuộc sống vừa đủ, sẵn sàng làm bất cứ công việc chân tay vất vả nào… Nhưng số phận thảm thương, Tess bị tử hình bằng cách treo cổ do đâm chết chồng -Alec, người đã từng  hãm hiếp nàng và  sau đó lại dùng sức mạnh vật chất để chi phối nhằm mục đích sở hữu nàng như sở hữu một món đồ chơi ưa thích. Khi được công bố lần đầu năm 1891, tác phẩm đã bị chỉ trích kịch liệt.

Blouse trắng tim hồng là tự truyện của bác sĩ Denis Mukwege - người nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2018 “vì những nỗ lực trong việc chống lại sử dụng bạo lực tình dục như là một vũ khí chiến tranh”. Quyển sách nói về tình nhân ái của một con người sống tại Công-gô (một châu lục vốn nổi tiếng về sự nghèo khó lạc hậu, bần cùng và đầy bạo lực, thù nghịch về những tôn giáo, bạo loạn xảy ra liên miên mất kiểm soát) luôn thiết tha góp nên tiếng nói nhân quyền cho dân tộc mình. Ông tự nguyện trở thành người phát ngôn miễn phí cho những người phụ nữ thấp cổ bé họng trong đất nước vốn có nhiều kỳ thị giới tính, nhưng cùng lúc họ lại phải đảm đương tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình, là người trưởng tàu chèo lái con thuyền cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần! 
Đánh vào người phụ nữ, tức là đánh vào toàn bộ gia đình, làm suy thoái cả xã hội và cộng đồng. Không cần xe tăng đại bác, máy bay, cũng đem lại kết quả hủy hoại như một cuộc chiến tranh bình thường. Xét về mặt kinh tế thì đây là cuộc chiến tranh hiệu quả nhất...”, ông đã viết như vậy. Chính ông đã không ít lần bật khóc khi bước lại gần những bệnh nhân đang đau đớn.
Điều không thể ác tâm hơn nữa là vấn nạn bạo lực tình dục bởi tập thể và kèm theo sự cố ý hủy hoại người phụ nữ, thật khủng khiếp! Nạn nhân là phụ nữ ở bất kể độ tuổi nào, từ bé gái ba tuổi đến những người phụ nữ trẻ, những người mẹ, người bà đến bệnh viện với bộ phận âm đạo rách nát, những vết thương khó lòng phục hồi, thậm chí liệt cơ thể, mất mạng… Mục đích rất thực dụng: Không giết nhưng hủy hoại, để những nạn nhân nữ mất luôn thiên chức là đàn bà.

Hồi ký Hãy gọi tên tôi của Chanel Miller kể về chính câu chuyện của bản thân. Đầu năm 2015, một vụ án hiếp dâm trong khuôn viên trường đại học Stanford đã gây rúng động nước Mỹ. Nạn nhân là một cô gái 22 tuổi bị cưỡng bức trong tình trạng ngất xỉu và say xỉn phía sau một thùng rác ngay bên ngoài trụ sở của Hội Kappa Alpha. Thủ phạm ngay lập tức bị giam giữ và được xác định là Brock Turner, khi đó 19 tuổi, sinh viên năm nhất của trường.
Vụ án sau đó đã được xét xử, Brock Turner bị tuyên án vào tháng 6 năm 2016 với bản án 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế với 3 tội danh: Hiếp dâm một người bất tỉnh, dùng tay xâm hại tình dục một người bất tỉnh, và hành hung với ý định cưỡng dâm… Mặc dù trong vụ án của cô có nhân chứng và vật chứng rõ ràng nhưng cuộc đấu tranh của cô luôn phải chịu sự cô lập, áp bức, tủi nhục và thậm chí nạn nhân sẽ phải đối mặt với cả những tình huống xấu nhất. Vụ án xét xử kéo dài và một bản án quá nhẹ nhàng cho hung thủ đã làm bộc lộ một nền văn hóa “thiên vị” để bảo vệ thủ phạm, chỉ ra một hệ thống tư pháp được xây dựng đã làm cho nạn nhân của các vụ tấn công tình dục dễ tổn thương, thậm chí là khiến họ phải đầu hàng và chấp nhận từ bỏ. Tuy nhiên, bằng sự kiên cường, can đảm và sự thật, cuối cùng nạn nhân của tấn công tình dục sẽ chiến thắng, vượt qua đau khổ, có cuộc sống tươi đẹp hơn.

Phụ nữ hiện đại nghĩ giàu và làm giàu tập trung vào cách phụ nữ ngày nay có thể phá bỏ xiềng xích trong tư duy như chống lại và vượt qua bạo lực trong gia đình, định kiến trong xã hội để nắm bắt lấy cơ hội khẳng định giá trị của bản thân, tự tin tạo dựng cuộc sống thành công và ý nghĩa. 
Hãy nhớ mỗi chúng ta đều có khả năng thay đổi hoàn cảnh của mình bằng cách tập trung vào hành động và suy nghĩ tích cực, từ đó tác động đến tiềm thức khiến nó thực hiện theo. Như một nhà văn nổi tiếng người New Zealand Katherine Mansfield đã nói: “Nếu chúng ta có thể thay đổi thái độ của mình, chúng ta không chỉ nhìn cuộc sống theo một cách khác, mà nó cũng tự trở nên khác biệt. Cuộc sống sẽ thay đổi diện mạo vì chúng ta đã trải qua sự thay đổi trong thái độ”.
Những điều đã giúp phụ nữ thành công trong quá khứ vẫn là lời khuyên phù hợp dành cho những phụ nữ đang tìm kiếm thành công trong tương lai bất chấp những trở ngại mà họ gặp phải.

TÙNG THƯ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top