Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

WHO khuyến nghị các nước không nên tích trữ vắcxin

Thứ Sáu 10/12/2021 | 10:23 GMT+7

VHO- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 9.12 cảnh báo, các nước giàu có không nên tích trữ vắcxin ngừa Covid-19 để phục vụ cho mục đích tiêm chủng bổ sung. Tuyên bố được WHO đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đang tăng tốc tiêm mũi nhắc lại cho người dân để chống lại biến thể Omicron. Trong khi đó, tỷ lệ chủng ở các nước nghèo vẫn còn thấp.

Các nhà khoa học của WHO khẳng định, chỉ có tiêm chủng đồng đều mới tạo ra sự khác biệt trong đẩy lùi đại dịch trên toàn cầu (Ảnh: Reuters)

Hiện tại, nhiều quốc gia phương Tây cho biết, họ sẽ tiêm mũi thứ 3 cho những người cao tuổi, có bệnh lý nền để ngăn chặn biến chủng mới. Trước tình hình đó, WHO đề nghị các nước không nên thu gom, tích trữ vắcxin khiến các nước nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn cung. Việc chậm tiêm chủng do không có vắcxin cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể kháng vắcxin và nguy hiểm hơn.

Bà Kate O’Brien, Giám đốc về vắcxin của WHO trong một cuộc họp báo cho biết: “Trong khi chúng tôi đang xem xét các vấn đề về Omicron, nguy cơ nguồn cung toàn cầu sẽ lại chuyển sang các nước có thu nhập cao đang hiện hữu. Nó không hiệu quả từ góc độ dịch tễ học, cũng không hiệu quả từ khía cạnh lây truyền. Miễn dịch cộng đồng chỉ đạt mức độ tốt nhất khi mọi quốc gia có tỷ lệ phủ vắcxin đồng đều”.

“Nguồn cung cho chương trình chia sẻ vắcxin toàn cầu COVAX do WHO và GAVI điều hành đã tăng lên khi Ấn Độ nới lỏng lệnh xuất khẩu vắcxin, khoản đóng góp từ các nước giàu tăng. Nhưng một vấn đề lớn lại xuất hiện với COVAX là lô vắcxin tài trợ có thời hạn sử dụng tương đối ngắn. Nếu không đủ nguồn lực để quản lý, rất có thể tình trạng lãng phí vắcxin sẽ gia tăng khiến tốc độ tiêm chủng giảm”, Bà Kate O’Brien nêu thêm.

Đồng quan điểm, ông Mike Ryan, Giám đốc Các Chương trình Khẩn cấp của WHO nhận định: “Omicron có thể lây nhiễm nhanh hơn nhưng nó không phải là “bất khả chiến bại”. Chúng tôi hiện chưa có dữ liệu đầy đủ về hiệu quả của vắcxin đối với Omicron. Mọi thứ chỉ có thể rõ ràng trong vài tuần tới. Những gì có thể làm bây giờ là kết hợp tiêm chủng cùng những biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ sức khỏe. Tôi đặc biệt nhấn mạnh tiêm chủng công bằng sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong công cuộc đẩy lùi đại dịch vào năm 2022”.

Thực tế theo các nhà khoa học, vẫn chưa có công bố cụ thể nào về tác động của vắcxin với Omicron. Các nhà khoa học chỉ có thể khẳng định, vắcxin có hiệu quả rõ rệt trong việc làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2 cũng như giảm nguy cơ bệnh nhân chuyển nặng phải nhập viện, tử vong. Tính cần thiết của việc tiêm vắcxin là không thể phủ nhận nhưng ngoài các nước, khu vực đã làm rất tốt việc này, Châu Phi lại chỉ có khoảng 7,5% người dân được tiêm đủ 2 mũi. Nguyên nhân được cho đến từ khó khăn trong tiếp cận nguồn cung, nhân lực, vật lực về y tế còn rất hạn chế do điều kiện địa lý, xung đột vũ trang…

ĐÌNH TOÁN (Theo Reuters)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top