Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Nhà dài ở buôn làng cổ nhất Tây Nguyên đang dần biến mất

Thứ Hai 13/12/2021 | 08:04 GMT+7

VHO-  Buôn Buôr ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) được công nhận là buôn làng cổ nhất của người Ê Đê ở Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung với những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Song, do quá trình đô thị hóa cộng với việc thiếu kinh phí tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị mà những ngôi nhà dài ở buôn làng cổ này đang dần hư hỏng, xuống cấp, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ.

 Những ngôi nhà dài đặc trưng của người Ê Đê ở buôn Buôr đứng chơ vơ bên các công trình nhà xây kiên cố

 Các chuyên gia cho rằng, nhà dài của người Ê Đê biểu hiện sự tôn vinh chế độ Mẫu hệ, nó không chỉ lànơi sinh hoạt chung của đại gia đình mà còn thể hiện nét đặc trưng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân nơi đây. Từ khi bắt đầu khởi công xây dựng ngôi nhà, mời thầy cúng thần chọn đất dựng nhà cho đến khi thực hiện những chi tiết trên cột nhà (nhất là cột khách, cột chiêng, cầu thang), thì bà chủ nhà là người chặt nhát dao đầu tiên cũng như cuối cùng lên mỗi vật dựng.

Hộ ông Y Bhanh là một trong số ít gia đình còn giữ được ngôi nhà dài cổ đặc trưng trong buôn. Ông cho biết, trước đây ở buôn Buôr có cả trăm ngôi nhà dài truyền thống, mỗi ngôi nhà có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống. Để làm được một ngôi nhà dài, chủ nhà phải mất nhiều thời gian đi rừng chọn cây gỗ tốt, dùng voi kéo về đục đẽo làm cột chính, rồi mất nhiều công đi lấy tre, nứa, cỏ tranh kết mái lợp. Hiện ở buôn Buôr chỉcòn gần 20 ngôi nhà dài nhưng hầu hết đã mục nát và xuống cấp. Thậm chí, 3 ngôi nhà cổ nhất gần 200 năm tuổi như hộ Y Săm, Y Bhanh, Y Nel… đều không còn sử dụng được nữa. “Những ngôi nhà dài truyền thống này đã trải qua nhiều đời, tuy được tu sửa và gìn giữ rất cẩn thận nhưng đến nay hầu hết đều hư hỏng nghiêm trọng, các gia đình buộc phải chuyển sang ở ngôi nhà xây kế bên. Tiếc lắm nhưng cũng đành chịu, chỉmong sao có giải pháp bảo tồn để gìn giữ được những giá trị truyền thống mà cha ông để lại”, ông Y Bhanh bộc bạch.

Nếu không sớm có giải pháp tôn tạo, bảo tồn thì những ngôi nhà sàn dài đặc trưng ở buôn làng cổ Buôr sẽ bị khai tử

Cùng chung tâm trạng tiếc nuối, ông Y Săm, chủ nhân của một trong những ngôi nhà cổ nhất ở buôn Buôr cho biết: “Giờ đây người ta đã gỡ dần các ngôi nhà dài để xây nhà kiên cố ở cho an toàn. Hiện làm lại nhà sàn rất khó khăn, tốn kém vì khó tìm được gỗ tốt để thay thế…”.

Năm 2008, buôn Buôr được Bộ VHTTDL công nhận là buôn làng cổ của người Ê Đê cần phải giữ gìn và phát huy. Trước đó, vào năm 2007, Sở VHTTDL Đắk Nông được giao triển khai Dự án bảo tồn buôn Buôr cổ của người Ê Đê với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỉđồng. Mục tiêu của dự án là bảo vệ công trình văn hóa vật thể của đồng bào, đặc biệt là phần nhà dài và bến nước. Dự án cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm truyền thống, nhất là dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên việc bảo tồn chỉmới dừng lại ở một chừng mực nhất định.

Theo khảo sát, đánh giá của các UBND huyện Cư Jút, hiện nay công năng sử dụng nhà văn hóa cộng đồng buôn Buôr chỉcòn lại 50%. Một số hạng mục đã bị hư hỏng nặng, như hệ thống điện, cửa chính và cửa sổ hư hỏng toàn bộ; mái ngói và các lớp sơn bị bong tróc; khu nhà vệ sinh, giếng khoan không sử dụng được. Đặc biệt, giếng cổ đã bị ngập hoàn toàn do công trình thủy điện Tam Long (Đắk Lắk) xả nước và cây gạo gắn liền với chiều dài lịch sử của buôn Buôr đã bị chết.

Hiện ở buôn Buôr chỉ còn gần 20 ngôi nhà dài nhưng hầu hết đã mục nát và xuống cấp.

Theo UBND huyện Cư Jút, các công trình văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện đã được xây dựng, bàn giao và phân cấp quản lý cho các đơn vị có liên quan khai thác sử dụng vào mục đích phát triển văn hóa du lịch. Tuy nhiên, nguồn kinh phí còn có hạn nên việc bảo tồn các công trình chưa đến nơi đến chốn. “Trước thực trạng đó, giai đoạn 2021-2025, huyện Cư Jút sẽ có kế hoạch đầu tư 41 tỉđồng xây dựng các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương. Trong đó, điểm du lịch buôn Buôr sẽ được đầu tư phục dựng các công trình văn hóa truyền thống”, một lãnh đạo huyện Cư Jút thông tin.

Những ngôi nhà dài ở buôn Buôr là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nó không chỉ lànơi ởmàcòn mang đậm giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh bản địa. Thế nhưng, những công trình này đang đứng trước nguy cơ bị mất dần, vì vậy, rất cần sựquan tâm đầu tư tôn tạo, tu bổ kịp thời từcác cơ quan của các ban, ngành tỉnh Đắk Nông đểbảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa truyền thống này. 

NGỌC HÒA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top