Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Nhọc nhằn “cõng” phim về bản

Thứ Sáu 17/12/2021 | 08:59 GMT+7

vho- Tại Hội nghị - Hội thảo Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong công tác phát hành, phổ biến phim mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, công tác chiếu phim ở các địa phương hiện chủ yếu vẫn là lưu động và những đội chiếu vẫn là đội quân xung kích quan trọng. Thế nhưng, oằn trên những tấm lưng cần mẫn “cõng” từng thước phim về các vùng miền, bản làng xa xôi đó vẫn là biết bao nhọc nhằn, gian khó, rất cần có cơ chế chính sách tháo gỡ.

 Một buổi chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào vùng cao Ảnh: TÂY BẮC

Lc hu và thiếu thn

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà nêu, với vai trò là đội quân xung kích quan trọng của địa phương, ngoài nhiệm vụ chính là chiếu các chương trình, tác phẩm điện ảnh, băng hình phục vụ khán giả, những đội chiếu phim lưu động còn kết hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng tại hầu hết các địa phương, hoạt động của đội quân này còn gặp không ít khó khăn, chủ yếu là trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, phương tiện vận chuyển thiếu và cũ, kinh phícấp cho từng buổi chiếu phim còn thấp, biên chếhạn hẹp vàchưa được đào tạo bài bản, thiếu nguồn phim...

Năm 2017, Thủtướng Chính phủđã ban hành Quyết định phê duyệt Đềán Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Theo đó, đến năm 2018 đãtriển khai cấp 68 bộmáy chiếu phim kỹthuật số HD cho các đội chiếu phim lưu động thuộc 30 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có điều kiện đặc thù; trang bị 25 xe ô tô chuyên dùng cho 25 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Điện ảnh các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có điều kiện đặc thù. Tổng mức kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho một sốđội chiếu phim lưu động nhằm tuyên truyền, phổbiến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017-2018 là hơn 41 tỉ đồng. Đến tháng 12.2020, cảnước có228 đội chiếu phim lưu động, trung bình hằng năm phục vụđược gần 25 nghìn buổi chiếu cho khoảng 6 triệu lượt người xem.

Mặc dù vậy, công tác chiếu bóng lưu động tại các địa phương vẫn đang phải hoạt động trong bối cảnh khó khăn bủa vây. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Hưng Yên có 2 đội chiếu bóng lưu động, tuy được trang bị máy chiếu phim kỹ thuật sốHD và ô tô chuyên dụng nhưng hoạt động chiếu phim vẫn gặp nhiều khó khăn. Bối cảnh phát triển nhiều loại hình công nghệ thông tin cùng với truyền hình đãdẫn đến việc khán giả đến sân bãi xem phim thấp, mỗi điểm chiếu chỉ vài chục người. Nguồn phim truyện đề tài chiến tranh, lịch sử những năm gần đây hầu như không có.

Trung tâm Điện ảnh tỉnh Bắc Kạn hiện có 8 đội chiếu phim vùng cao, mỗi đội 2 người, hằng năm được giao thực hiện 1.680 buổi chiếu tại các thôn, bản, xãthuộc diện 135 trong tỉnh. Địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, nhất là vào mùa mưa nhiều điểm chiếu không thể tiếp cận được, các buổi chiếu đều thực hiện tại sân bãi ngoài trời nên về mùa đông thì lạnh, gió rét sương xuống nhiều, mùa hè hay gặp phải mưa, giông lốc. Bên cạnh đó là những khó khăn như lượng phim chưa phong phú, không có phim lồng tiếng dân tộc, nhiều phim lồng tiếng miền Nam nên đồng bào khó nghe; chế độ đãi ngộ quá thấp ...

Phát hành phim và chiếu bóng tại tỉnh miền núi Lào Cai cũng gặp nhiều khó khăn không kém. Cùng với đó là cơ chế chính sách đặc thù thiếu và bất cập; nhiều viên chức công tác trên 20 năm nhưng lương chỉ hơn 5 triệu đồng, trong khi họ phải thường xuyên đi lưu động dài ngày. Phương tiện phục vụ công tác chiếu phim lưu động cũng chủ yếu là xe máy do cá nhân tự trang bị. Nội dung tuyên truyền đơn điệu, không phù hợp vùng miền và thành phần dân tộc, nhiều chương trình phim tuyên truyền phát hành cho nhiều đợt phim trong năm và trong nhiều năm...

"Cõng" phim lên bản

Xây dng chính sách đc thù

Tại Quảng Trị, những năm gần đây, bên cạnh việc chiếu phim chuyên ngành, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các buổi chiếu phim kết hợp giao lưu văn hóa văn nghệ tại các xãmiền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Tuy nhiên, chính sách tài trợ cho việc phổbiến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thiếu nhi, phục vụ nhiệm vụ chính trị trên thực tế chưa được thực hiện triệt để do chưa có nguồn kinh phí. Một trong những giải pháp được Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Quảng Trị đề xuất là xây dựng chính sách đặc thù đối với hoạt động phát hành, phổ biến phim ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh.

Đề cập thực trạng nhiều năm không có phim đặt hàng của Nhà nước để phổ biến chiếu rạp và đặc biệt đối với công tác chiếu bóng lưu động tại các địa phương, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Hưng Yên mong muốn Cục Điện ảnh có giải pháp để mỗi năm có từ2 - 3 bộ phim truyện được Nhà nước đặt hàng để phổbiến chiếu tại rạp và công tác chiếu bóng lưu động. Còn Trung tâm Văn hóa và Chiếu phim tỉnh Phú Thọ thì đề nghị có quy định cụ thể về cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ cho người làm công tác phổ biến phim, chiếu phim lưu động, đặc biệt đối với cán bộ chiếu phim ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Có cơ chế về tài chính trong việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong hoạt động điện ảnh của địa phương. Đơn vị này cũng cho rằng, cần mạnh dạn làm mới cách thức chiếu phim đơn thuần bằng cách tổchức xây dựng phóng sự trực tiếp tại cơ sở, tối chiếu cho bà con.

Xuất phát từ thực trạng hoạt động tại Lào Cai, ông Phạm Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Lào Cai cho rằng, chúng ta có thể có những phim chiếu chung cho cả nước, nhưng cũng nên làm nhiều hơn nữa những phim mang tính vùng miền như Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, miền Nam, nhóm các dân tộc...

Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Lạng Sơn đề nghị Cục Điện ảnh tiếp tục khởi động đề án đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, gọn nhẹcho các đội chiếu bóng lưu động; đặt hàng những bộ phim phù hợp, gần gũi với đời sống của người dân... Đồng thời, hằng năm tổchức Liên hoan tuyên truyền và Chiếu bóng lưu động theo khu vực và toàn quốc gắn với việc tập huấn nâng cao kỹ năng viết bài tuyên truyền, viết kịch bản và sản xuất phim tài liệu, kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng máy chiếu HD... 

 PHƯƠNG ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top