Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

Thứ Sáu 31/12/2021 | 18:37 GMT+7

VHO-Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30.12.2021 Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030. Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng gia đình Việt Nam, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người, là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. 

Nhiều mục tiêu cụ thể đặt ra từ Chiến lược

Mục tiêu cụ thể phấn đấu 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hoá ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá tốt đẹp. Phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và  cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số. Phấn đấu 100% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hoá, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại. Phấn đấu 100% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở. Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã. Phấn đấu 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Phấn đấu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em. 

 

Các địa phương triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đều đạt hiệu quả tốt

 

Triển khai các giải pháp đồng bộ

Để đạt được những mục tiêu đặt ra, Chiến lược cũng đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp đòi hỏi triển khai đồng bộ:  Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới; Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình; Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình; Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hoá, phát triển lĩnh vực gia đình. 

Chiến lược yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức về vị trí, vai trò, giá trị của gia đình trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông quốc gia về xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình. Tăng cường, đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình. Giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Tích cực tuyên truyền các gương gia đình tiêu biểu về văn hoá gia đình, ứng xử chuẩn mực; Trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội. Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao nhận thức để xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; Phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Định kỳ hằng năm hướng dẫn, tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20.3), ngày Gia đình Việt Nam (28.6) và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung thiết thực, phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan toả, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình. 

Truyền thông về gia đình hạnh phúc được tổ chức dưới nhiều hình thức, thu hút nhiều đối tượng 

Đặc biệt trong nội dung hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình, Chiến lược cũng đề cập tới nội dung rà soát, hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; PCBLGĐ; Thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới; Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chăm sóc người cao tuổi; Ngăn chặn các tác động tiêu cực đển sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại; Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là PCBLGĐ… 

Trong nội dung giải pháp xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển, chiến lược yêu cầu nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, thích ứng với thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng tự ứng phó của gia đình nhằm hạn chế, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong xã hội; Hoàn thiện, triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; Chú trọng tổ chức thực hành các hành vi văn hoá lành mạnh, ứng xử chuẩn mực trong gia đình nhằm tạo sự gắn kết, trao quyền và phát huy giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp; Tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong các phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Tăng cường giáo dục nền nếp, lối sống tích cực, văn minh cho từng thành viên trong gia đình; Tập trung vai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Nhân rộng mô hình “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình… 

Theo Quyết định phê duyệt Chương trình, kinh phí thực hiện Chiến lược bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương. Lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật; Huy động từ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ; Huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có). 

Quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành khi thực hiện Chiến lược

Theo Quyết định phê duyệt, Bộ VHTTDL hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược. Bộ VHTTDL sẽ xây dựng các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực gia đình. Truyền thông, giáo dục về gia đình, chuyển đổi số dữ liệu về gia đình; Nghiên cứu, xây dựng và ban hành danh mục dịch vụ công và hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ gia đình, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, Bộ chỉ số về gia đình hạnh phúc, khuyến khích các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề tôn vinh, phát huy giá trị gia đình; Nêu cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong gìn giữ di sản văn hoá dân tộc, kế thừa, phát triển văn hoá dân gian, xây dựng phong trào văn hoá cơ sở, phong trào thể dục thể thao và ứng xử văn minh trong du lịch, hưởng thụ văn hoá… Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến công tác gia đình… Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp; Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em ở cơ sở. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về gia đình, tổ chức nghiên cứu khoa học về gia đình trong tình hình mới. Kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện hằng năm, tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Chiến lược cũng yêu cầu cụ thể vai trò, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố… theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Chiến lược. 

 

ĐÀO ANH, Ảnh: ANH DŨNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top