Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10: Thí sinh phấp phỏng chờ phương án

Thứ Sáu 11/03/2022 | 10:22 GMT+7

VHO-  Đến thời điểm này, nhiều tỉnh, thành đã công bố lịch và môn thi vào lớp 10; đồng thời một số tỉnh cũng lên kế hoạch sẽ tổ chức kỳ thi vào tháng 6.2022. Nhưng điều phụ huynh và học sinh quan tâm nhất lại chính là số môn thi, vì mỗi địa phương lại có sự lựa chọn khác nhau.

 Năm 2021, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp và có nhiều ý kiến đề nghị thi 3 môn, nhưng cuối cùng Hà Nội vẫn thi 4 môn Ảnh minh họa

Đã có 7 tỉnh công bố lịch thi vào tháng 6, đó là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Vĩnh Long. Một số tỉnh như Cao Bằng, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Trị dự kiến tổ chức kỳ thi trước ngày 30.6; Hải Phòng trong tháng 6, còn Nam Định dự kiến xa hơn, trước ngày 30.8.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 khiến học sinh phải học trực tuyến hoặc đan xen giữa trực tuyến và trực tiếp suốt thời gian dài, nên nhiều tỉnh đã chốt phương án thi 3 môn cơ bản: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Bên cạnh đó, phương án môn thi cũng có sự thay đổi ở không ít địa phương, như Hưng Yên sẽ thi Toán, Ngữ văn và bài tổ hợp (Ngoại ngữ + Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội); Ninh Bình dự kiến thi Toán, Ngữ văn và bài tổ hợp (Ngoại ngữ và một trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Kon Tum kết hợp giữa hai hình thức xét tuyển và thi tuyển (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ). Đối với Đồng Tháp, các trường chuyên thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn chuyên; các trường không chuyên sẽ xét tuyển. Tất cả trường chuyên của các tỉnh, thành đều phải thi thêm môn chuyên.

Cao Bằng là tỉnh đầu tiên dự kiến sẽ thi 4 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Vật lý. Hà Nội đến thời điểm này vẫn giữ nguyên phương thức tuyển sinh như năm học 2021-2022, nghĩa là sẽ thi tuyển 4 môn gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thứ 4 sẽ công bố trong tháng 3.2022.

Chị Nguyễn Nam Chi, một phụ huynh có con đang học tại Trường Ngôi sao Hà Nội chia sẻ, phụ huynh và học sinh đều đang hồi hộp chờ phương án môn thi. Vì thời gian các con học trực tuyến quá nhiều nên lượng kiến thức tiếp thu được không cao như khi học trực tiếp tại trường. Riêng 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ được xác định là đương nhiên thi, nên học sinh đã có thời gian ôn luyện, còn môn thứ 4, sau khi được xác định sẽ phải ôn nước rút, nên cũng áp lực.

Em Nguyễn Thuý Hiền, học sinh trường THCS Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, em sợ nhất là môn thứ 4 rơi vào các môn Lý, Hóa, Sinh, vì các môn tự nhiên em học không tốt. Nếu phải thi môn thứ 4, em mong đó là môn Giáo dục công dân.

Cô Hương Giang, giáo viên môn Ngữ văn một trường THCS tại Hà Nội đồng cảm với nỗi lo của phụ huynh và học sinh. Cô Giang cho biết, để “gỡ điểm” nếu phải thi môn thứ 4, cô đã dành nhiều thời gian ôn luyện cho học sinh rất kỹ môn Ngữ văn. Ban Giám hiệu và giáo viên trong trường cũng đã có chương trình ôn tập cho học sinh các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ kể cả khi học trực tiếp lẫn học trực tuyến. Tuy nhiên, theo cô Giang, vì phải học đan xen giữa hai hình thức, và ngay cả khi học sinh được đến trường thì vẫn luôn trong tâm thế có thể phải nghỉ học hoặc học trực tuyến vì bị nhiễm Covid-19 hoặc bị cách ly dạng F1, nên kết quả học tập ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì thế, Sở GD&ĐT cần cân nhắc việc có nên chọn môn thi thứ 4 hay không, để giảm áp lực cho học sinh.

Được biết, trước khi Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định phương án tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có việc quyết định số môn thi, thì hiện nhiều trường đang lấy ý kiến về vấn đề này để đề xuất lên Sở. Theo đó, hầu hết các nhà trường đều đề nghị không thi môn thứ 4. Tuy nhiên, việc thi 3 môn hay 4 môn vẫn phải đợi quyết định từ Sở GD&ĐT. Năm ngoái, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp và có nhiều ý kiến đề nghị thi 3 môn, nhưng cuối cùng vẫn là thi 4 môn.

Một số tỉnh, thành có quyết định tuyển sinh vào lớp 10 trên cơ sở 3 môn thi cơ bản cho rằng chỉ cần như vậy là đủ đánh giá năng lực của học sinh; đó là năng lực về tự nhiên, về xã hội và ngoại ngữ, không cần phải kèm thêm 1 môn tự nhiên hay xã hội nữa. Trong khi các tỉnh, thành chọn thi 4 môn hoặc thi tổ hợp lại cho rằng, kiến thức toàn diện của học sinh là rất quan trọng, tránh tình trạng xem nhẹ các môn được cho là “môn phụ”. 

HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top