Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đêm văn hóa Việt ở làng quê Pháp

Chủ Nhật 20/03/2022 | 19:53 GMT+7

VHO- Nhân dịp ngày Pháp Ngữ quốc tế, nhiều nơi ở Pháp tổ chức lễ văn hóa nhằm tôn vinh sự lan tỏa của ngôn ngữ và văn hóa Pháp  đến các nước trên thế giới. Ngay Yèbles một làng quê nhỏ bé chưa đến 1000 dân, cứ hai năm một lần đến hẹn lại lên tổ chức lễ hội văn hóa các nước Pháp ngữ với sự có mặt của nhiều nước.

Chụp ảnh kỷ niệm

Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm của các nước như Moldavie, Roumanie, Algérie, Bờ Biển Ngà, Madagascar… Việt Nam  thuộc khối pháp ngữ cũng đến tham dự dù ngày nay còn ít người Việt biết thông thạo tiếng Pháp như thế hệ ông cha.

Tác giả chụp ảnh kỷ niệm với Thị trưởng Mme Marieme TAMATA-VARIN và ông Nghiêm Xuân Đông -Giám đốc TTVHVN

Lễ hội kéo dài trong hai ngày. Các nước tham gia đều có đội văn nghệ đến góp vui. Những bộ quần áo dân tộc lộng lẫy chứng minh sự đa dạng văn hóa trên đất Pháp. Quầy Rumanie bày những chiếc khăn thêu đặc sắc. Gian hàng Bờ Biển Ngà bày bán những sản phẩm nông nghiệp như hạt ca cao và quần áo dân tộc màu sắc sỡ. Đặc biệt, Madagascar cũng bán đồ mỹ nghệ giống Việt Nam như xích lô để trong vỏ dừa. Cô gái bán hàng dễ thương lai Việt bất ngờ kể rằng ở nước cô cũng có xe xích lô nhiều lắm… Hóa ra văn hóa của các nước từng là thuộc địa của Pháp đều có nét tương đồng. Quầy Việt Nam đặt ở ngay lối vào thu hút khách thăm quan với những chiếc nón lá và tranh về di sản văn hóa phi vật thể  được UNESCO công nhận… và hình ảnh phong cảnh Việt Nam. Ngoài ra gian hàng Việt có hai thanh niên trẻ ngồi nặn tò he lôi cuốn sự chú ý của khách và trẻ em.

Màn biểu diễn võ thuật tại lễ hội

Mỗi một lễ hội văn hóa đều có sự trợ giúp của tòa thị chính và của các hội đoàn tham gia. Để tạo sức sống mới cho làng quê bé nhỏ và quảng cáo văn hóa các nước, tòa thị chính phải bỏ nhiều công sức và tiền của để tạo sân chơi cho các nước tham gia. Bà Thị trưởng là một người phụ nữ nhanh nhẹn, giản dị luôn hòa đồng và hiếu khách. Bà có mặt từ hôm trước để theo dõi và giải quyết những vấn đề khó khăn cho các nước đến tham dự. Yèbles cách Paris 60 cây số, vì  không tiện tàu xe, việc di chuyển mang sản phẩm đến nơi không đơn giản, chưa kể vấn đề nhân lực.

Bờ biển ngà

Trung tâm văn hóa Việt Nam với vài nhân sự đã phải đảm đương tất cả từ lái xe đến nấu bếp để giới thiệu ẩm thực Việt. Đồ ăn phải sạch, tươi mới và đảm bảo vệ sinh. Do covid, đoàn văn nghệ không sang được, NSƯT đàn nhị Thanh Sơn kiêm đạo diễn đã đứng ra lo phần văn nghệ. Anh cùng nghệ sĩ Thanh Ngọc đảm nhiệm hầu hết chương trình từ đầu đến cuối. Đoàn võ Việt Nam do anh Tuấn phụ trách đã tham gia trình diễn một vài tiết mục võ vui vẻ. Cậu bé lai nhỏ chừng 7 tuổi diễn võ khá hấp dẫn. Cậu bé Trung cách đây bốn năm chưa biết tiếng Pháp còn rụt rè sợ sệt khi đến trường, giờ đã mạnh dạn lên kể truyện truyền thuyết về đất nước mùa xuân bằng tiếng Pháp được nhiều người vỗ tay.

Phần văn nghệ thực chất cũng là một hình thức giới thiệu nhac cụ dân tộc Việt : đàn bầu, đàn kloongput, đàn t’rung… Làng quê bé nhỏ bỗng trở nên sôi động. Những người dân quê Pháp thán phục ngạc nhiên với tiếng nhạc réo rắt gọi xuân chỉ bằng mấy khúc tre ghép lại. Họ bị hút bời  tiếng nhạc du dương thánh thót. Họ nhìn mê mẩn ngắm chiếc áo dài gấm nhung đỏ rực đội khăn xếp của nghệ sĩ Thanh Ngọc.

Madagascar (tác giả chụp cùng cô bé lai Việt đứng bán sản phẩm)

Chụp ảnh kỷ niệm trước gian hàng Việt

Ba năm trước, trung tâm Việt Nam đã tổ chức sự kiện ở nơi đây cũng nhằm giới thiệu phong cảnh đất nước và đặc biệt về biển đảo quê hương để khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Một số người năm nay nghe tin lễ hội lại đến. Nhiều người Pháp vốn mê ẩm thực và văn hóa Việt Nam vượt đường xa xôi đến để thưởng thực món nem rán và nem cuốn.  Chị Elisabeth, một luật sư ở Paris có hai đứa con nuôi Việt Nam, đã không ngại xa xôi, mang hai con đến xem. Chị nói “Tôi cảm ơn Việt Nam đã tặng tôi 2 món quà quý nhất trong đời là hai đứa nhỏ đáng yêu này. Tôi muốn chúng nói tiếng Việt và hiểu văn hóa Việt. Hàng năm tôi vẫn đưa các con về thăm lại nơi chôn rau cắt rốn của chúng. Hai năm nay vì covid, nên chưa đi được. Tôi muốn chúng biết yêu quý trân trọng văn hóa Việt.” Chị đã chọn sinh viên Việt Nam đến dạy hai đứa bé học tiếng Việt. Chị mua rất nhiều áo dài cho bọn trẻ. Sau buổi biểu diễn chị tâm sự : "Ước gì các con tôi cũng biết chơi các đàn dân tộc Việt Nam. Tôi sẽ cho chúng học đàn dân tộc”.

Nghệ sĩ các nước biểu diễn

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Sơn kiêm phó giám đốc biểu diễn

Kết thúc buổi biểu diễn nghệ sĩ Thanh Sơn đã chơi bản “Tạm biệt- Aurevoir’ nổi tiếng của Pháp. Nhiều người Pháp biết lời bài hát “Nếu phải chia tay không có hy vọng trở lại-/Đúng thế, chúng ta sẽ gặp lại đây chỉ là cuộc chia tay/ rồi gặp lại (chữ Au revoir = chia tay, chính là hẹn gặp lai trong tiếng Pháp”. Cuộc vui tàn, khách ra về hết. Trăng đã lên trên ngọn cây. Làng quê thanh vắng. Ngoài trời vẫn một độ dù ban ngày nắng xuân tưng bừng, hoa nở, nhưng tối đêm tiết xuân ở phương Tây giữa tháng ba vẫn se lạnh. Đoàn Trung tâm văn hóa Việt Nam được vinh dự đứng ra giới thiệu văn hóa đêm 19.3 nên là đoàn cuối cùng rời khỏi khu vực lễ hội. Tất cả đều phải thu dọn sạch sẽ. Ở Pháp, việc thuê người dọn ở làng quê nhất là buổi đêm rất khó khăn. Tất cả đoàn từ Giám đốc đến nhân viên và phu nhân đều phải lao vào làm việc. Giám đốc Nguyễn Xuân Đông tiễn khách xong là vào lo thu xếp đồ cùng mọi người.Vài đứa trẻ nhỏ theo cha mẹ đến ngủ gục trên bàn chờ đợi về.

Hai nghệ sĩ Thanh Ngọc và Thanh Sơn hòa tấu bài ca mùa xuân Tây Nguyên

Làm tò he ở gian hàng Việt

Để lan tỏa văn hóa Việt ra thế giới tưởng đơn giản, nhưng thực chất đòi hỏi sự chịu khó, và tình yêu văn hóa thực sự của những người làm văn hóa, và cần sự hỗ trợ của nhà nước. Văn hóa không phải kinh doanh, nhưng văn hóa là chiếc cầu vô hình kỳ diệu kết nối tình hữu nghị giữa các dân tộc, và cũng là cách quảng cáo du lịch hữu hiệu. Du lịch là tiềm năng kinh tế lớn nếu biết khai thác.

Mong rằng văn hóa Việt sẽ tiếp tục lan tỏa đi khắp nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

 

TRẦN THU DUNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top