Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Di sản kiến trúc Huế qua nét vẽ - Tư liệu Viện Bảo tồn Di tích

Thứ Hai 21/03/2022 | 16:31 GMT+7

VHO- Đó là ấn phẩm vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Bảo tồn Di tích (Bộ VHTTDL) giới thiệu, ra mắt chiều ngày 21.3. Nguồn tư liệu từ ấn phẩm này đã và sẽ góp phần hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tu bổ di sản Huế.

Cố đô Huế- Kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng, đã để lại hệ thống di sản kiến trúc đồ sộ và phong phú về số lượng, loại hình và cả chất lượng nghệ thuật.

GS.KTS Hoàng Đạo Kính giới thiệu về ấn phẩm "Di sản kiến trúc Huế qua nét vẽ- Tư liệu Viện Bảo tồn di tích". Ảnh: S.Thùy

Từ đầu  những năm 1980, Xưởng bảo quản và tu sửa di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn Di tích, thuộc Bộ VHTTDL) đã thực hiện tu bổ cấp thiết các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, như: di tích Triệu Miếu, Hiển Lâm Các, Thái Bình Lâu, Tả Vu ở khu di sản Đại Nội Huế; và Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ tại lăng Tự Đức. Trong khi đó, các di tích này chưa được vẽ ghi và xây dựng hồ sơ khoa học. Các cán bộ kỹ thuật, những kiến trúc sư lúc đó đã thực hiện đo đạc tỉ mỉ và xây dựng các bản vẽ thủ công, không có bất cứ phương tiện kỹ thuật nào. Những bản vẽ đã thể hiện dấu ấn cảm xúc cũng như tay nghề của những kiến trúc sư thời điểm đó.

Ấn phẩm “Di sản kiến trúc Huế qua nét vẽ - Tư liệu Viện Bảo tồn di tích” do Viện Bảo tồn di tích thực hiện, giới thiệu về 7 bộ hồ sơ bản vẽ nói trên, bao gồm Hồ sơ vẽ ghi di tích Ngọ môn; Hồ sơ vẽ ghi di tích Triệu miếu; Hồ sơ vẽ ghi di tích Hiển Lâm các; Hồ sơ thiết kế tu bổ di tích Tả Vu – Điện Cần Chánh; Hồ sơ thiết kế tu bổ di tích Thái Bình lâu; Hồ sơ tu sửa di tích Xung Khiêm tạ và Hồ sơ tu sửa di tích Dũ Khiêm tạ. Các hồ sơ bản vẽ trình bày ở tập sách này đã được thực hiện cách nay 40 năm, chúng chẳng những là những bản vẽ đầu tiên, mà còn là cái vốn nho nhỏ mà quý giá, góp phần vào sự nghiệp giữ gìn di sản văn hóa và kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế.

Ấn phẩm "Di sản kiến trúc Huế qua nét vẽ- Tư liệu Viện Bảo tồn di tích" là những tư liệu đã được lưu giữ 40 năm qua. Ảnh: S.Thùy

GS.KTS Hoàng Đạo Kính, một trong những người đã tham gia thực hiện các bản vẽ thời điểm đó, nói rằng: những hồ sơ bản vẽ này đã được lưu trữ rất lâu trong cơ quan, và chúng tôi nghĩ đã đến lúc phải công bố đến cộng đồng để nhắc nhở lại một giai đoạn bước đầu thực hiện. Thời điểm đó, các kiến trúc sư đã vẽ bằng tay, rất tỉ mỹ. Chúng tôi mong rằng ấn phẩm mà chúng tôi “tích lũy” trong 40 năm nay, sẽ được xem như là di sản thứ hai, sau di sản vật chất đang tồn tại; và đặc biệt là để cho con cháu tương lai có thể thấy được di tích qua các bản vẽ.

S.THÙY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top