Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Cần có giải pháp đồng bộ cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa

Thứ Tư 01/06/2022 | 15:44 GMT+7

VHO – Chính phủ sớm có giải pháp đồng bộ nhằm tăng cưng hơn nữa công tác quản lý nhà nưc đối với di sản văn hóa. Bảo vệ di sản văn hóa phi được chú trọng tương xứng hài hòa với phát triển kinh tế xã hội, do đó phải có kế hoạch cụ thể việc bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sn văn hóa thế giới nói riêng. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận tại Hội trường ngày 1.6.

Theo chương trình nghị sự của Quốc hội, trong hai ngày 1 và 2.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên thảo luận ngày 1.6

Các ý kiến phát biểu của các đại biểu trong phiên thảo luận ngày hôm nay 1.6 đều rất trách nhiệm, sâu sắc, nội dung chủ yếu tập trung vào đánh giá và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó có đề cập nhiều đến vấn đề giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp về phát triển kinh tế, du lịch, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng giao thông, sản xuất nông nghiệp, bình ổn giá.

Bên cạnh đó, các đại biểu có nêu các vấn đề về giáo dục đào tạo, việc tăng học phí, giá sách giáo khoa, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, vấn đề của ngành y tế, việc nghiên cứu khoa học công nghệ, vấn đề xuất khẩu lao động, bảo hiểm xã hội, giải quyết hồ sơ tồn đọng, công nhận liệt sĩ, người có công và tìm kiếm xác định danh tính liệt sỹ.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Dương Văn Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, cần giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá.

Đại biểu Dương Văn Phước tại phiên thảo luận

Theo đại biểu, di sản văn hóa có thể ví như tấm gương phản chiếu lịch sử hình thành vùng đất con người có ý nghĩa xã hội, nhân văn, sâu sắc, di sản văn hóa không dễ hình thành mà rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa mang tính lâu dài, đây không còn là nhiệm vụ của một cấp, một ngành mà là của quốc gia, dân tộc.

Đại biểu cũng nhận định, thực trạng công tác quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập nhưng chủ yếu là do việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật chưa nghiêm, công tác quản lý di tích nhiều nơi bị buông lỏng. Sự điều tiết giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với quá trình phát triển kinh tế-xã hội chưa thật hài hòa, đã làm cho nhiều di tích bị lạm dụng, xâm phạm nghiêm trọng. Tình trạng xâm chiếm không gian di tích để bán hàng quán vẫn còn tồn tại,…

Các đại biểu thảo luận tại Hội trường 

Để giải quyết những vấn đề trên, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa. Bảo vệ di sản văn hóa phải được chú trọng tương xứng hài hòa với phát triển kinh tế xã hội, do đó phải có kế hoạch cụ thể việc bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa thế giới nói riêng; Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm, có tâm, đảm bảo làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời quy định chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi hủy hoại, xâm phạm di sản.

Xuất phát từ việc phát huy giá trị di sản văn hóa phải đi đôi với việc bảo tồn, quản lý và tôn tạo di sản, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ quy định cụ thể việc thu phí tham quan chỉ để chi vào việc quản lý và phát huy các giá trị di sản văn hóa mà không tính vào ngân sách nhà nước theo Điều 58 Luật Di sản văn hóa, Điều 17 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP.

Đại biểu Lý Thị Lan ý kiến về việc phát huy các giá trị văn hoá dân tộc

Đồng quan điểm, đại biểu Lý Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang chia sẻ, các tỉnh miền núi phía bắc có nhiều đặc trưng đa dạng về văn hoá, đậm đà bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Đại biểu khẳng định, văn hóa và bản sắc dân tộc là động lực phát triển bền vững. Vì vậy, để phát triển kinh tế- xã hội, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, cần có nhiều chính sách để phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời cũng cần bài trừ những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh đóng góp về việc chính sách cho phát triển du lịch

Đối với lĩnh vực du lịch, đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần đánh giá rõ hơn kết quả việc triển khai các chính sách hỗ trợ, các giải pháp cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 trong ngành Du lịch, trong đó cần làm rõ những vướng mắc, những hạn chế và nguyên nhân để đề ra các giải pháp để khắc phục. Đồng thời cần có chính sách thúc đẩy xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch, kinh tế đêm, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo gắn với du lịch….

HOÀNG HƯƠNG, ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top