Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tỏa sáng tinh thần SEA Games 31 (Bài 2): Mở ra cơ hội phát triển kinh tế - du lịch

Thứ Sáu 03/06/2022 | 09:58 GMT+7

VHO-  Vậy là một lần nữa, Việt Nam đã thành công trong vai trò chủ nhà của một ngày hội thể thao văn hóa giữa các quốc gia Đông Nam Á - SEA Games 31.

 Hà Nội đã tổ chức nhiều tour thăm quan cho VĐV, HLV các nước dự SEA Games 31. Ảnh: NGUYỄN ANH

Nói như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thành công của SEA Games 31 đã và đang truyền cảm hứng lớn đến đồng bào ta ở trong và ngoài nước cùng bạn bè quốc tế. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Hoạt động đối ngoại không ngừng được mở rộng, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, có mặt còn yếu kém, những kết quả quan trọng đạt được đã củng cố thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

Một kỳ SEA Games ở đẳng cấp cao

Một lần nữa, và nhiều hơn lần tổ chức trước vào năm 2003, bè bạn quốc tế đã ngợi khen thiện chí và nỗ lực của chúng ta. Cùng lúc, ông Tan Chuan-Jin (Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Singapore) đánh giá Việt Nam đã tổ chức một kỳ SEA Games ở đẳng cấp cao. Ông nói: “Thật khó để tổ chức một kỳ SEA Games giữa lúc còn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như vậy, chưa kể còn nhiều vấn đề khác kèm theo. Để làm được điều đó, Việt Nam đã cho thấy họ ở đẳng cấp cao. Tôi có trao đổi với các vận động viên và giới chức của đoàn Singapore, họ cảm thấy mọi thứ đều ổn, đặc biệt là tình cảm nồng ấm, hữu nghị và thân thiện tại đây. Tôi thực sự hạnh phúc khi Việt Nam đăng cai và tổ chức một kỳ SEA Games cho các nước trong khu vực”.

Phải chăng sự thành công thông qua bảng vàng thành tích tại các nhà thi đấu hay trên sân vận động trong những ngày thi đấu sẽ phải nhường chỗ cho sự giàu có về ý nghĩa nhân văn cùng cách lan tỏa niềm vui của kỳ SEA Games 31. Và người ta cũng không thể quên rằng hoàn thành một kỳ SEA Games cũng đồng nghĩa với việc giải một bài toán kinh tế ở môi trường thể thao.

Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021 tại Việt Nam cho thấy, vấn đề kinh phí được đặc biệt chú ý. Cụ thể, kinh phí tổ chức SEA Games 31 là 980,307 tỉ đồng (khoảng 43 triệu USD), còn Para Games 11 là 299,107 tỉ đồng (khoảng 13 triệu USD). Con số này được xem là khá khiêm tốn, nếu so với năm 2003 Việt Nam đăng cai SEA Games 22 với tổng kinh phí 5.000 tỉ đồng (khoảng 250 triệu USD), trong đó 1.000 tỉ đồng cho việc xây sân Mỹ Đình, 240 tỉ đồng xây cung thể thao dưới nước.

Tạo ra cú hích về kinh tế qua các hoạt động thể thao

Trong khi đó, các quốc gia khác cũng chi ra những con số khổng lồ cho SEA Games theo con số tăng theo các kỳ: Năm 2005, Philippines chi 178 triệu USD, năm 2011 Indonesia chi 232 triệu USD, năm 2015 Singapore tiêu 244 triệu USD và khủng nhất là SEA Games năm 2013 ở Myanmar lên tới… 400 triệu USD. Gần nhất, Philippines phải vay một công ty Malaysia hơn 50% trong tổng kinh phí 315 triệu USD để tổ chức SEA Games 2019. Và chúng ta không thể quên được, trong nhiều kỳ SEA Games vừa qua từng có một lần, nước chủ nhà đã thổi vào đất nước họ một làn sinh khí mới, tạo ra cú hích lịch sử về kinh tế thông qua các hoạt động thể thao.

Đó là Indonesia và SEA Games 2011, với gương mặt nổi bật là Tổng thống Yudhoyono. Chính trong giai đoạn này, ông đã tạo ra bước chuyển đổi lớn cho nền kinh tếIndonesia, trước tiên là những cải cách thành công trong lĩnh vực ngân hàng và đãgiúp quần đảo này trởthành một trong những nền kinh tếtốt nhất trên thếgiới vào năm 2011. Ngoài ra, Indonesia giảm được món nợkhổng lồtrong nhiều thập kỷ, từ35% năm 2004 xuống còn 25% trong năm 2012. Nợnước ngoài giảm từ140% xuống còn 30%. Ngày đó, chỉ số tiêu dùng (PPP) của Indonesia vượt lên hàng 16 thế giới. SEA Games 2011 không lấy trung tâm là thủ đô Jakarta mà chuyển về Palembang, cùng một loạt dự án thương mại, giao thông và du lịch, góp phần đưa sức mua lên rất cao và tạo ra được bong bóng kinh tế. Và có lẽ bài học năm ấy của nước bạn đã có tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam trong những ngày sôi nổi vừa qua. Một trong những điểm sáng của sự tương tác này có lẽ là ở thủ đô Hà Nội.

Cùng với việc chào mừng Năm du lịch quốc gia 2022 và SEA Games 31, Công ty CP Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) khởi động lại sản phẩm “Du lịch xanh trong thành phố xanh với phương tiện giao thông sạch”. Với sản phẩm này, du khách được trải nghiệm 3 tour khám phá tuyến số 1, du khách được khám phá phố cổ với chặng đường dài 7 km, thời gian tham quan từ 35 - 40 phút, đi qua 28 tuyến phố thương mại, phố nghề, phố ẩm thực và 121 di tích lịch sử văn hóa - lịch sử cách mạng, 859 công trình kiến trúc có giá trị của Hà Nội 36 phố phường.

Những địa phương có tổ chức thi đấu như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định… đều có những hình thức khác nhau làm phong phú hơn cho ngành công nghiệp không khói và hứa hẹn nhiều niềm vui mới trong tương lai. Chẳng hạn Hải Dương, ngay sau kỳ SEA Games này người ta không chỉ xuất quả vải thiều qua Trung Quốc nữa mà đã hướng đến những phân khúc thị trường khó tính hơn; còn ở Bắc Giang, ngay trước SEA Games 31, Chính phủ ban hành Quyết định số 219/ QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, công nghiệp là động lực chủ yếu, đồng thời phát triển đa dạng các nhóm dịch vụ, mở rộng hợp tác, hội nhập với mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Nhiều hợp đồng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các quốc gia đã được đặt lên bàn, cơ hội có việc làm đang đến với nhiều người và đáng nói là sự hài lòng của du khách dành cho Việt Nam. Từ đó, chỉ số hạnh phúc, thước đo đúng đắn sự tiến bộ xã hội ở Việt Nam lại được mở ra một lần nữa.

Mười chín năm đã qua, một lần nữa người ta lại chứng kiến một Đông Nam Á giữa lòng Hà Nội, mà là một Đông Nam Á tráng kiện hơn trong vòng tay yêu thương và đang mở ra những hướng đi tươi sáng.

 Năm 2021 và đầu năm 2022 chúng ta vẫn đối mặt với những khó khăn, thách thức mà như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là khó khăn chồng chất khó khăn. Hậu quả nặng nề của đại dịch vẫn tác động sâu, rộng đến sản xuất, kinh doanh, nhưng kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vẫn đạt được nhiều thành quả tích cực. Chúng ta cũng đã tổ chức thành công SEA Games lần thứ 31, không chỉ là thành tích cao của thể thao nước nhà mà còn chứng minh Việt Nam đang tự tin mở cửa du lịch với khu vực và thế giới.

(Đại biểu QH TÔ VĂN TÁM, Đoàn Kon Tum)

 Khép lại một kỳ SEA Games thành công với nhiều ấn tượng đẹp, thành công không chỉ ở những huy chương mà vận động viên nước ta xuất sắc đạt được mà còn là thành công trong khâu tổ chức vận hành an toàn 40 môn thi đấu, với hàng ngàn khán giả cổ động nhiệt tình, sôi nổi nhưng rất thân thiện. Tại SEA Games 31 hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam đã được truyền thông nhiều quốc gia đưa tin, góp phần quảng bá, thúc đẩy quá trình hồi phục, phát triển ngành du lịch nước ta vốn dĩ đã bị tổn thương nặng nề do đại dịch Covid-19.

(Đại biểu QH TRẦN HOÀNG NGÂN, Đoàn TP.HCM)

 Thật khó để tổ chức một kỳ SEA Games giữa lúc còn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như vậy, chưa kể còn nhiều vấn đề khác kèm theo. Để làm được điều đó, Việt Nam đã cho thấy họ ở đẳng cấp cao. Tôi có trao đổi với các vận động viên và giới chức của đoàn Singapore, họ cảm thấy mọi thứ đều ổn, đặc biệt là tình cảm nồng ấm, hữu nghị và thân thiện tại đây. Tôi thực sự hạnh phúc khi Việt Nam đăng cai và tổ chức một kỳ SEA Games cho các nước trong khu vực.

(Ông TAN CHUAN-JIN, Chủ tịch Quốc hội Singapore)

NGUYỄN LƯU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top