Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Nan giải với bài toán kinh phí trùng tu di tích

Thứ Sáu 08/07/2022 | 09:50 GMT+7

VHO- Gần đây Văn Hóa có nhiều bài phản ánh thực trạng đình Đông Môn và đình Thượng Phúlà những ngôi đình cổnhất của xứ Thanh đang xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, không chỉcó hai di tích này mà còn rất nhiều di tích khác của tỉnh Thanh Hóa cũng đang gặp khó khăn trong công tác trùng tu vì vấn đề thiếu nguồn kinh phí. 

 Đình cổ Đô Mỹ (xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa) đang trong tình trạng “kêu cứu” 

Theo số liệu của Sở VHTTDL Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 300 di tích đang trong tình trạng xuống cấp và chưa được triển khai thực hiện việc tu bổ. Hiện trạng xuống cấp của di tích chủ yếu là các hạng mục công trình bằng gỗ của di tích, là yếu tố gốc cấu thành di tích. 
Như đã thông tin, đình Đông Môn (huyện Vĩnh Lộc) là một trong những ngôi đình cổ nhất ở xứ Thanh và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 1995. Tuy nhiên, nhiều năm nay, ngôi đình đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng do không có nguồn kinh phí để tu bổ. Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết, hiện công tác trùng tu Đình Đông Môn đang gặp khó khăn bởi vấn đề kinh phí. Hiện nay, mức hỗ trợ của tỉnh dành cho tu bổ di tích khoảng 500 triệu đồng, thực tế tu bổ di tích thì cần nguồn kinh phí lớn hơn rất nhiều, trong khi đó địa phương lại gặp khó về nguồn lực đối ứng, công tác xã hội hóa cũng gặp khó khăn nên công tác trùng tu chậm triển khai. 
Tương tự, huyện Hà Trung là địa phương còn giữ được số các đình làng cổ nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa với tổng số 27 đình. Các đình làng đều có tuổi đời từ 200 đến 700 năm tuổi, đã được xếp hạng, công nhận là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tuy vậy, tính đến hết năm 2021, có gần 20 đình làng cổ đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cần khẩn cấp tu bổ, tôn tạo. Một số đình cổ có giá trị khác cũng trong tình trạng “kêu cứu” như đình Thượng Phú (xã Hà Đông), đình Quan Chiêm (xã Hà Giang) và đình Đô Mỹ (xã Hà Tân)… Ông Tống Văn Trưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Giang than thở: “Xã đã nhiều lần báo cáo hiện trạng của đình và đề nghị sửa chữa, trùng tu, nhưng vẫn chưa có kết quả vì không có kinh phí”. Còn ông Nguyễn Văn Trình, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tân cho biết, mặc dù đình đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nhưng lâu nay đình không có một bóng người, do người dân không sinh hoạt trong đình nữa vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. “Chính quyền và nhân dân cũng đã nhiều lần làm đơn hoặc có ý kiến tại các buổi tiếp xúc cử tri phản ánh tình trạng này nhưng đến nay chưa được hỗ trợ”, ông Trình nói. 
Ông Hoàng Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết, hiện nay, nhiều di tích cấp tỉnh trên địa bàn huyện bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí để trùng tu, tôn tạo, nhất là các ngôi đình. Do ngân sách huyện chỉ hỗ trợ được một phần rất nhỏ, không đủ để thực hiện tu bổ, chính vì thế huyện đã khuyến khích các địa phương thực hiện kêu gọi xã hội hóa, tuy nhiên đối với di tích là đình thường chỉ thờ Thành hoàng của một làng nên chỉcó thểvận động được trong phạm vi hẹp. Số tiền vận động được ít ỏi nên việc trùng tu chỉ mang tính chắp vá. Trước đó, cũng có các di tích của huyện mặc dù đã được tỉnh hỗ trợ nhưng nguồn đầu tư tu bổ di tích lại đòi hỏi rất lớn nên không thể thực hiện được. 
“Điển hình như đình Thượng Phú (xã Hà Đông), năm 2015, UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng từ ngân sách tỉnh để trùng tu, chống xuống cấp cho ngôi đình. Thế nhưng, theo dự toán, việc trùng tu đình Thượng Phúcần nguồn kinh phí khoảng trên 3 tỉ đồng. Với số tiền quá lớn như vậy, xã chưa thể huy động được và việc trùng tu chưa biết đến khi nào mới có thể thực hiện, do đó, xã Hà Đông đã phải trả lại 300 triệu đồng hỗ trợ chống xuống cấp cho ngôi đình về ngân sách tỉnh theo quy định”, ông Long cho biết thêm. 
Thống kê của Sở VHTTDL, 5 năm gần đây đã có 165 lượt di tích trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa được tu bổ, trong đó kinh phí đầu tư cho công tác này từ nguồn ngân sách tỉnh hơn 176 tỉ đồng, nguồn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa gần 7 tỉ, nguồn kinh phí xã hội hóa hơn 781 tỉ đồng. 
Theo Sở VHTTDL Thanh Hóa, khó khăn trong nguồn vốn để trùng tu di tích hiện đang là thực trạng chung của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Nhiều di tích đã xuống cấp, cần phải được trùng tu nhưng nguồn vốn có hạn, phải phân bổ dàn trải nên ít di tích được đầu tư trùng tu hoàn thiện, hiệu quả không cao. Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa cho rằng: “Tùy tình hình của mỗi di tích mà có chính sách huy động nguồn vốn phù hợp. Trong đó, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách”. Cũng theo ông Hồng, thời gian tới Sở VHTTDL sẽ tiếp tục đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tăng nguồn vốn đầu tư công và nguồn tăng cường cơ sở vật chất ngành văn hóa để phục vụ cho các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp cho các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh kêu gọi công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư ở địa phương; vận động các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hỗ trợ tài chính đểthực hiện công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. 

 NGUYỄN LINH 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top