Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Yêu cầu về nâng cao chất lượng của hoạt động lễ hội tại Đà Nẵng

Thứ Bảy 19/11/2022 | 20:38 GMT+7

VHO- Hằng năm, thành phố Đà Nẵng tổ chức từ 23 đến 28 lễ hội, trong đó bao gồm các loại hình: lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc nước ngoài. 

Riêng năm 2022, do tình hình dịch Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nên việc tổ chức lễ hội ở các địa phương, cơ sở chỉ chủ yếu tổ chức phần Lễ theo nghi thức, chưa tổ chức các hoạt động Hội. 

Lễ hội Cầu Ngư quận Sơn Trà (Đà Nẵng) là nét đẹp của văn hóa địa phương

Thực hiện công tác tuyên truyền kiểm tra trước, trong mùa lễ hội, Sở VHTT Đà Nẵng đã phối hợp với lực lượng chức năng các địa phương  cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống. Vận động nhân dân hạn chế đốt đồ mã, vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm không phô trương, hình thức, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời, theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng, các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố, tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở trong công tác tổ chức lễ hội. Do đó, các lễ hội diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hầu hết đều được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh quan được đảm bảo; các lễ hội diễn ra trên địa bàn đều không có tình trạng người lang thang xin ăn; không có tình trạng đốt vàng mã, mê tín dị đoan trong các hoạt động lễ hội...

Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội tại Đà Nẵng cũng gặp một số hạn chế cần khắc phục. Một trong số đó là một số lễ hội dần mang tính hình thức, chưa khơi gợi được sự hào hứng của người dân; các địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội gắn với ý nghĩa của các di tích nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân và các đối tượng tham gia lễ hội...Do vậy, để nâng cao tính hấp dẫn của lễ hội, Sở VHTT đã đề nghị các địa phương chú trọng sự kết nối giữa sự kiện và người dân, tránh tình trạng hành chính hóa lễ hội dẫn đến đánh mất tính chủ thể của nhân dân trong các hoạt động lễ hội. Phía cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hiện tượng phản văn hóa xâm nhập, đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Năm 2023, trong điều kiện kinh tế - xã hội địa phương thuận lợi, các địa phương sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống với quy mô phù hợp như thường lệ để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân. Riêng lễ hội Quán Thế Âm năm 2023 đã có đề xuất cho tổ chức mở rộng và nâng quy mô Lễ hội, do năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Hoạt động tổ chức Lễ hội năm 2023 với mục đích bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Lễ hội cùng với đó nâng tầm, quảng bá lễ hội, thu hút du lịch góp phần phục hồi, phát triển kinh tế thành phố.

MINH NGỌC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top