TP.HCM xây dựng đề án thu hút giáo viên tiểu học: Đề xuất hỗ trợ 100% lương cơ sở

VHO- TP.HCM đang xây dựng đề án thu hút giáo viên tiểu học, khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng hiện nay. Số liệu cho biết, hiện TP còn cần đến 3.643 giáo viên cho cấp học này.

TP.HCM xây dựng đề án thu hút giáo viên tiểu học: Đề xuất hỗ trợ 100% lương cơ sở - Anh 1

 Học sinh tiểu học tại TP.HCM

Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM dẫn ra báo cáo, chỉ riêng trong năm học 2022-2023, toàn TP có tổng cộng 663.426 học sinh, căn cứ theo điều lệ quy định 35 học sinh/ lớp, thì TP thiếu đến 3.643 giáo viên và hơn 1.700 phòng học…

Thiếu giáo viên ở tất cả các vị trí

Đáng chú ý, từ năm học 2020- 2021 đến nay, có 219 cán bộquản lý và 2.483 giáo viên rời khỏi ngành Giáo dục với nhiều lý do khác nhau. Trong khi đó, việc tuyển dụng giáo viên thiếu nhiều so với nhu cầu, đặc biệt làgiáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Tin học, Ngoại ngữ... chỉ đạt xấp xỉ10-25% so với nhu cầu.

Chỉ tính riêng năm học 2022- 2023, giáo viên Mỹ thuật cần 233 người nhưng chỉ tuyển được 20; Giáo viên Âm nhạc cần 231 chỉ tuyển được 31; Giáo viên Giáo dục thể chất cần 232 người chỉ tuyển được 83; Giáo viên Tin học cần 363 người chỉ tuyển được 41; Giáo viên Ngoại ngữ cần 642 người chỉ tuyển được 165… Theo Phòng Giáo dục tiểu học, do còn thiếu 12,8% số lượng giáo viên, đồng nghĩa mỗi người phải gánh nhiều hơn 12,8% so với số lượng công việc thực tế mà họ đảm nhận.

Thực trạng chế độ làm việc và chế độ chính sách dành cho đội ngũ giáo viên tiểu học còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Sở GD&ĐT TP.HCM nhìn nhận, giáo viên tiểu học có đặc thù là vừa phải dạy nhiều môn vừa phải làm giáo viên chủ nhiệm, đồng thời, cónhững người phải kiêm nhiệm các chức danh khác. Số tiết nghĩa vụ của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, kể cả giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy bộ môn. Ngoài công việc giảng dạy chính khóa, họ còn tham gia các hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia; hỗ trợ công tác Đoàn - Đội; các phong trào, hội thi… Đối với các giáo viên bộ môn, mỗi người đảm nhận 23 tiết nghĩa vụ/tuần. Giáo viên được phân công từ12 đến 23 lớp khác nhau, tùy theo bộ môn và số lượng tiết dạy, do đó, số lượng học sinh phải theo dõi, nhận xét, đánh giá cũng tăng theo. Cá biệt, theo báo cáo này, có giáo viên phải thực hiện công tác đánh giá cho cả 805 học sinh/ tháng (tính sĩ số lớp chuẩn theo Điều lệ trường tiểu học)…

Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM dẫn ra con số, thu nhập bình quân mỗi tháng tại TP.HCM là 6,2 triệu đồng/người, nhưng giáo viên tiểu học mới ra trường lương chỉ vào khoảng 3,3 triệu đồng, còn chi phí tối thiểu bình quân của mỗi người ở TP.HCM là 3,9 triệu đồng. Cạnh đó, khi bắt đầu triển khai Chương trình Giáo dục phổthông 2018, hoạt động dạy buổi 2 trở thành bắt buộc và không được thu phí khiến giáo viên không có thêm thu nhập từ dạy buổi 2.

Đề xuất hỗ trợ 100% lương cơ sở cho giáo viên tiểu học mới ra trường

Từ thực tế đó, trong Đề án thu hút giáo viên tiểu học do Sở GD&ĐT TP.HCM đang xây dựng có đề xuất các chính sách hỗ trợ thu nhập giáo viên như tăng thêm 25% lương cơ bản, trợ cấp khuyến khích giáo viên có trình độchuyên môn công tác tại các trường công lập. Riêng đối với giáo viên mới ra trường và nhân viên y tế, văn thư, kế toán, thư viện được tuyển dụng mới được hỗ trợ thêm thu nhập trong 3 năm đầu tiên công tác ở các mức: 100% lương cơ sở/ người/tháng ở năm thứnhất; 70% lương cơ sở/người/tháng ở năm thứ hai và 50% lương cơ sở/người/ tháng ở năm thứ ba công tác. Từ năm thứtư trở đi,thực hiện chế độ tiền lương theo quy định hiện hành. Song song đó, Sở GD&ĐT cũng đề xuất TP.HCM tính toán học phí buổi 2 để bù đắp sức lao động cho giáo viên. Theo đó, học phí buổi thứ 2 được tính dựa trên quy định mức học phí tham chiếu ở cấp tiểu học.

Theo ông Lê Hoài Nam, việc thiếu giáo viên tiểu học, nhất là giáo viên bộ môn Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc… buộc các trường tiểu học, các phòng GD&ĐT phải xoay xở bằng cách mời giáo viên hợp đồng để đảm bảo chương trình. Việc tuyển dụng và giữchân đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia hoạt động giáo dục cấp tiểu học gặp nhiều khó khăn do không tuyển dụng được nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoặc đã tuyển dụng xong nhưng giáo viên nghỉviệc do thu nhập khởi điểm quá thấp. Do vậy, việc xây dựng đề án chính sách hỗ trợ giáo viên tiểu học, nhằm thu hút giáo viên cấp học này là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ông Nam khẳng định, những chế độ, chính sách phải xây dựng hết sức cụ thể, thực tế, hợp lý, có như vậy mới cải thiện được chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Dự thảo dự án sẽ được lấy ý kiến trong nhiều lần. Sau khi hoàn thiện, Sở GD&ĐT trình HĐND TP để xin nghị quyết hỗ trợ, tương tự như các nghị quyết hỗ trợ giáo viên mầm non đã được TP.HCM thực hiện trước đến nay. 

 ANH HUY

Ý kiến bạn đọc