Phát hiện dấu tích của sông băng cổ đại trên sao Hỏa

VHO- Dấu tích của một con sông băng được được tìm thấy trên sao Hỏa. Phát hiện này được kỳ vọng có ý nghĩa to lớn với hành trình khám phá sao Hỏa của loài người.

Các mỏ muối (màu xanh nhạt), nơi có khả năng tồn tại sông băng gần xích đạo sao Hỏa (Ảnh: ASA MRO HiRISE)

Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra những trầm tích chứa muối sunfat tại các mỏ khoáng sản gần khu vực xích đạo của sao Hỏa. Sau khi xem xét kỹ hơn, họ đã nhận thấy dấu tích của sông băng, bao gồm các rặng núi được gọi là băng tích. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các khe nứt hình thành bên trong sông băng.

Sông băng được ước tính dài 3,7 dặm (6km) và rộng 2,5 dặm (khoảng 4km), với độ cao từ 0,8 đến 1,1 dặm (1,3 đến 1,7km). Các nhà khoa học đã đưa ra những dự đoán về cách dấu tích sông băng hình thành. Sourabh Shubham, nghiên cứu sinh tiến sĩ địa chất cho biết: “Khu vực này của sao Hỏa đã từng có núi lửa hoạt động. Vật chất sinh ra ở núi lửa tiếp xúc với sông băng sẽ xảy ra phản ứng hóa học để tạo thành một lớp muối sunfat cứng. Đây là lời giải thích khả dĩ nhất cho các hiện tượng mà chúng tôi quan sát thấy trong lớp trầm tích có tông màu sáng này”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sông băng đã tồn tại trong thời kỳ địa chất của Sao Hỏa từ 2,9 tỷ năm trước và vẫn đang tiếp diễn. Tác giả nghiên cứu chia sẻ: “Mong muốn đưa con người đến một nơi có thể lấy nước đá từ lòng đất đã thúc đẩy các nhà hoạch định khám phá thêm nhiều địa điểm về các con sông băng hơn”.

VTV.VN

Ý kiến bạn đọc