Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

“Được mùa” khảo cổ học ở Tây Nguyên

Thứ Hai 01/10/2018 | 09:39 GMT+7

VH-  Đó là nội dung nổi bật tại Hội nghị thông báo “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2018”, do Viện Khảo cổ học tổ chức ở TP Huế trong hai ngày 29 và 30.9.

 Các nhà nghiên cứu cùng tham khảo và trao đổi về những thông tin mới của khảo cổ học năm 2018

 Trong năm 2018, Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk (LB Nga) và Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai khai quật mở rộng nhóm di chỉ Rộc Tưng (gồm Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4, Rộc Tưng 7) và thám sát Rộc Tưng 6 và 8, thuộc thị xã An Khê. Qua kết quả khai quật lần này, bước đầu ghi nhận ở thung lũng An Khê tồn tại nhóm di chỉ cư trú là chính, tiêu biểu là Rộc Tưng 1; bên cạnh các di chỉ hoạt động chế tác công cụ là chính như Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7. Tổhợp công cụđáởcác địa điểm này về cơ bản giống nhau, và là của một cộng đồng cư dân cổ, có niên đại đồng vịphóng xạkali argon (như đã phân tích các mẫu tectit ở Rộc Tưng 1) là782.000 ±20.000 năm BP.

Tất cả di chỉ và di vật của hố khai quật Rộc Tưng 1 đãđược bảo lưu tại chỗ trong nhàmái che và là điểm tham quan, nghiên cứu duy nhất hiện nay về khảo cổhọc sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho biết, di chỉ sơ kỳ Đá cũ ở An Khê được phát hiện từ năm 2014, nhưng năm nào cũng có những thông tin mới và thời sự vềkhai quật ở đây. Kết quả khai quật khảo cổ học vềdi chỉ sơ kỳ Đá cũ ở An Khê chưa từng được ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á. Đây được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết vềsự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong thời gian tới, Viện Khảo cổ học sẽ tiếp tục hợp tác với các chuyên gia khảo cổ đến từ LB Nga để phát huy giá trị khoa học của những phát hiện vềsơ kỳ đồ Đá cũ tại thị xã An Khê.

Tại tỉnh Đắk Nông, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ đã tiến hành khai quật các di chỉ hang C6’ và hang C6-1 nhằm bổ sung tư liệu vềhoạt động của con người trong các hang động núi lửa Krông Nô. Kết quả khai quật cho thấy hang C6’ và hang C6-1 là nơi cư trú, mộ táng của cư dân tiền sử, diễn ra liên tục từ 7.000 năm đến 4.500 năm BP.

Địa tầng hang C6-1 đã phản ánh 2 giai đoạn văn hóa sớm muộn: giai đoạn sớm mang đặc trưng văn hóa, kỹ thuật và truyền thống sau Hòa Bình, được xếp vào trung kỳ Đá mới; giai đoạn muộn thuộc hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí. Đoàn nghiên cứu cũng đã khảo sát ven dòng sông Sê-Rê-Pốc và tại khu vực thác Trinh Nữ đã phát hiện được một số di tích và công cụ đá, đồ gốm tiền sử. Cũng tại khu vực hang động núi lửa Krông Nô, nhiều nhà nghiên cứu đã có các phân tích chuyên sâu vềđịa tầng, niên đại, di tích hố đất đen, bảo tồn di tích, nhân chủng, xương răng động vật...

 Hình ảnh về hiện trạng khai quật khảo cổ ở hang C6 (tỉnh Đắk Nông)

Bảo tàng tỉnh Đắk Nông cũng phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học xã hội Nam Bộ) tiến hành khảo sát và mở 8 hố thám sát tại di tích Đắc Sơn. Đoàn khai quật đã nhận định, nơi đây có thể từng là nơi cư trú của một cộng đồng cư dân nhỏ, sống thưa thớt và lưu trú trong thời gian không dài, niên đại tương đối trong khoảng 3.200 - 3.000 năm BP. Hay tại di tích Suối Ba- nơi đã từng phát hiện di tích mộ chum trước đó, đoàn chuyên gia đã tiến hành khảo sát và thám sát và kết quả cho thấy các cư dân Suối Ba có niên đại khoảng 3000- 2000 năm BP.

Cũng tại Tây Nguyên, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã điều tra tổng thể và khai quật di tích H’Lang. Nhóm nghiên cứu đã khai quật hai điểm di tích H’Lang 6 và H’Lang 7 trên tổng diện tích 51m2.. Cuộc khai quật này đã bổ sung thêm tư liệu tiếp tục khẳng định H’Lang là một di tích cư trú -công xưởng chế tác công cụ bằng đá opal có quy mô lớn và mức độ tập trung chuyên môn hóa rất cao; đồng thời xác định được quy mô phân bố của di tích H’Lang rộng hơn 2km2. Viện Khảo cổ học cũng phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk khai quật thăm dò tại 3 địa điểm Chàng Hai, Sình Mây, buôn Tơ Roa xã Cư A Mung (huyện Ea Hleo). Kết quả cho thấy tầng văn hóa các di chỉ này khá mỏng, mang tính chất di chỉ xưởng có niên đại khoảng 3000-2500 năm BP...

PGS.TS Nguyễn Giang Hải nhấn mạnh rằng, năm 2018, tiếng nói của công luận, của cộng đồng vềtình trạng các di chỉ khảo cổ học bị xâm hại đã buộc các nhà quản lý không thể lẩn tránh trách nhiệm của mình, như trường hợp di chỉ ở Vườn Chuối, khu hào thành Cổ Loa... Qua đó, cho thấy di sản văn hóa có tầm quan trọng và ảnh hưởng đối với đời sống; các nhà khảo cổ học không còn đơn độc nữa.

 Bài, ảnh: SƠN THÙY

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top