Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Thứ Tư 17/10/2018 | 19:53 GMT+7

VHO-Chiều 17.10, tại Đà Nẵng diễn ra “Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường”. Dự hội thảo có các lãnh đạo sở, ngành văn hóa trên cả nước. Cục trưởng Cục VHCS Ninh Thị Thu Hương chủ trì Hội thảo. 

Theo Bộ VHTTDL, quá trình quản lý dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, không đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế của đất nước hiện nay, cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về cải cách hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Cụ thể là các quy định về điều kiện chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của cơ quan nhà nước. Hoạt động karaoke, vũ trường chưa có khái niệm pháp lý rõ ràng đã tạo nên hiện tượng biến tướng để lách luật như biểu diễn nghệ thuật, hát, nhảy múa tại phòng thu âm, tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán bar… Thêm vào đó, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường đã có cải cách nhưng vẫn còn thiếu quy định về việc cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép. Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù được quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều cơ sở sai phạm, kinh doanh không có giấy phép hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong việc quản lý hoạt động văn hóa này.

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc, bà Ninh Thị Thu Hương  đề nghị: Các đại biểu đóng góp ý kiến chính xác để hoàn thiện dự thảo, quy định nào phù hợp và quy định nào không phù hợp, hướng đề xuất giải quyết như thế nào. Góp ý về Điều 6, chương II quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ karaoke, ông Nguyễn Đức Tuấn - Trưởng phòng QLVH Hải Dương đặt vấn đề: Những cơ sở karaoke luôn phức tạp, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, an ninh trật tự. Hải Dương đã bắt được rất nhiều vụ vi phạm pháp luật trong quán karaoke. Ngoài ra, những đối tượng đến quán karaoke vào những thời điểm bất bình thường như nửa đêm về sáng làm ảnh hưởng đến người dân, mất an ninh trật tự. Theo ông Tuấn, cần thiết nên quy định trách nhiệm của chủ kinh doanh về an ninh trật tự tại cơ sở kinh doanh của mình.

Các đại biểu góp ý cho dự thảo

Theo ông Trương Bá Trạng, Phó GĐ Sở VHTTDL An Giang: “Nghị định cần cụ thể, rõ để người dân dễ thực hiện. Về điều kiện kinh doanh vũ trường, danh mục bài hát cho phép... nên ràng hơn để các cơ sở biết, tránh sai phạm. Quy định về “bài hát, tác phẩm phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục” vẫn chưa rõ ràng. Bộ VHTTDL nên cần thiết phải có điều kiện quy định cụ thể để địa phương có cách xử lý cho phù hợp trong thực tế. Ngoài ra, về điều khoản không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi trong điều 14,  chương III cũng không khả thi”. Ông Trạng đề xuất thêm quy định đối với việc kinh doanh loại hình “karaoke di động” trên đường phố bằng cách cấp giấy phép và kèm theo một số điều khoản bắt buộc để cơ quan chức năng dễ quản lý nếu có sai phạm.
Ông Hà Vỹ - PGĐ Sở VHTT Đà Nẵng cũng nêu quan điểm: “Trong điều 14, chương III quy định chỉ sử dụng các bài hát trong danh mục được phổ hiến, lưu hành Quy định bao gồm chỉ sử dụng ca khúc được công bố hay không được sử dụng ca khúc cấm? quy định này là chưa rõ ràng, nếu sau này sau này có chế tài khác liên quan đến vấn đề này mà dẫn đến chấm dứt hoạt động kinh doanh thì “oan” cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề cơ quan bản quyền tác giả cần xử lý”.
“Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc ban hành Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường là cần thiết. Sự ra đời của Nghị định sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được thống nhất thực hiện theo các quy định của pháp luật, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay. Cục VHCS sẽ tổng hợp tiếp thu và báo cáo lãnh đạo Bộ, sau đó có điều chỉnh phù hợp, đề cao chất lượng văn bản”- bà Ninh Thị Thu Hương kết luận. 

Ngọc Hà

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top