Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Thu hút khách​​​​​​​ từ thị trường gần

Thứ Sáu 26/10/2018 | 09:31 GMT+7

VHO- Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam tại Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) và Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông), Trung Quốc vừa được TCDL tổ chức nhằm đưa điểm đến Việt Nam đến gần hơn với các du khách Nam Ninh, Thâm Quyến; cung cấp những thông tin về chủ trương, chính sách mới, điểm đến Việt Nam hấp dẫn, thân thiện, những dòng sản phẩm du lịch chất lượng cao đến với các thành phố đông dân này.

 Roadshow giới thiệu điểm đến Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc)

 Ở mỗi thành phố, hơn 400 đại biểu là đại diện cho chính quyền thành phố Nam Ninh, Cục Du lịch Quảng Tây, Ủy ban phát triển tỉnh Quảng Tây, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, chính quyền, cơ quan quản lý về du lịch Thâm Quyến và các doanh nghiệp lữ hành của Quảng Tây, Quảng Đông, báo chí Trung Quốc đã tới tham dự các roadshow lần này.

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, có khoảng cách gần gũi về địa lý, thuận lợi về giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và đường biển. Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác lớn của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thương mại, đầu tư và đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Trong chương trình lần này, TCDL muốn tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tiếp xúc, trao đổi, hợp tác mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc, tăng cường thu hút khách, đặc biệt khách đi qua các cửa khẩu đường bộ. Trong hành trình của đoàn cũng được thực hiện bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường không, đồng thời doanh nghiệp hai bên cũng thảo luận để đưa ra những tour phù hợp nhất, hấp dẫn nhất phục vụ du khách.

Trong nhiều năm qua, hợp tác du lịch giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực. Năm 2017, Việt Nam đón 4.008.200 lượt khách Trung Quốc, tăng 48,1% so với năm 2016. Trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với chính sách ưu tiên khai thác các thị trường gần, thị trường khách Trung Quốc luôn được coi trọng và được xác định là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Trung Quốc triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch. Lượng khách từ Trung Quốc đến Việt Nam luôn đứng ở vị trí số 1 trong 10 thị trường gửi khách đến Việt Nam, chiếm 38% tổng lượng khách quốc tế của Việt Nam. Trong đó thị trường khách du lịch từ Nam Ninh, Thâm Quyến đến Việt Nam chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là đối với thị trường khách đến bằng đường bộ.

Tại roadshow giới thiệu điểm đến, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (TCDL) giới thiệu tới những doanh nghiệp lữ hành và báo chí Trung Quốc về điểm đến Việt Nam - đất nước xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp, bờ biển dài, sở hữu nhiều bãi cát trắng mịn, nước trong xanh. Việt Nam còn sở hữu nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Con người Việt Nam thân thiện, mến khách, ẩm thực phong phú, bổ dưỡng. Các điểm đến như Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh, miệt vườn sông nước Cửu Long... đã trở thành điểm đến được nhiều du khách, báo chí quốc tế đánh giá cao.

Hiện nay, nhiều điểm du lịch của 3 miền Bắc, Trung, Nam đã không ngừng được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ du lịch. Nhiều khách sạn, resort cao cấp, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... được đầu tư xây dựng và quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế sẵn sàng phục vụ du khách với các dòng sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao đặc biệt là các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp với tham quan các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe cao cấp, mua sắm hàng hóa, các Công viên chủ đề được thiết kế ấn tượng, cung cấp những trải nghiệm vui chơi, thư giãn thú vị cho du khách. “Với những dịch vụ du lịch được đầu tư mới tại Việt Nam, tôi tin tưởng điểm đến Việt Nam chắc chắn sẽ làm hài lòng các bạn du khách đến từ thị trường Nam Ninh, Thâm Quyến. Thông qua Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam này, TCDL mong muốn các doanh nghiệp lữ hành gửi khách của Nam Ninh, Thâm Quyến nói riêng, Trung Quốc nói chung và các phóng viên báo chí, truyền hình sẽ là cầu nối để đưa du khách từ thị trường Nam Ninh, Thâm Quyến đến với điểm đến Việt Nam tươi đẹp. Đưa Việt Nam trở thành điểm đến ngày càng được du khách từ Nam Ninh, Thâm Quyến yêu thích. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thiết lập mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp du lịch Trung Quốc để tăng cường trao đổi khách giữa hai bên, thu hút khách du lịch Nam Ninh, Thâm Quyến sang Việt Nam và đưa khách du lịch Việt Nam sang Nam Ninh, Thâm Quyến ngày càng nhiều hơn trong thời gian tới đặc biệt là khách du lịch đi bằng đường bộ”, ông Nguyễn Quý Phương nói.

Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc đến Việt Nam và hướng dẫn, quản lý doanh nghiệp du lịch 2 nước hợp tác kinh doanh theo đúng pháp luật. Đồng thời, quan điểm của Việt Nam luôn đối xử bình đẳng với du khách đến từ mọi quốc gia, chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của khách du lịch, trong đó có khách Trung Quốc.

ĐINH TÙNG (từ Thâm Quyến, Trung Quốc)

 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top