Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Đối phó với vấn nạn lan tràn ấn bản vi phạm quyền tác giả như thế nào?

Thứ Bảy 24/11/2018 | 16:44 GMT+7

VHO- Đó là câu hỏi được đặt ra và có nhiều đáp án đã được các chuyên gia Việt Nam- Nhật Bản trả lời tại cuộc hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản phối hợp tổ chức ngày 24.11 tại Hà Nội.

Cùng ngày, hai bên phối hợp khai mạc Trưng bày truyện tranh Nhật Bản tại Thư viện Quốc gia Việt  Nam.

Trưng bày Truyện tranh Nhật Bản tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Hội thảo và lễ khai mạc trưng bày có sự tham góp của đại diện các  cơ quan quản lý và thực thi, các tổ chức đại diện quyền tác giả; đại diện các NXB và các nhà nghiên cứu, khai thác, sử dụng quyền tác giả.

Trưng bày thu hút đông đảo bạn đọc Việt Nam

Ông Bùi Nguyên Hùng (Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VHTTDL Việt Nam) cho biết, hội thảo và trưng bày là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã ký kết, nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác  trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan.

Ông Bùi Nguyên Hùng phát biểu tại hội thảo

“Hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan do hai Cục Bản quyền tác giả của hai nước Việt Nam, Nhật Bản phối hợp tổ chức diễn ra vào thời điểm chúng ta vừa chứng kiến những sự kiện quan trọng trong lĩnh vực bản quyền tác giả. Đó là việc UB Châu Âu trình Hiệp định Thương mại  tự do VN- EU FTA lên Nghị viện Châu Âu để các nước thành viên EU xem xét, phê chuẩn.  Kỳ họp Quốc hội Việt Nam vừa qua cũng đã xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP.TPP) gồm 11 nước, trong đó có Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng là một trong những nội dung quan trọng  của  hai Hiệp định trên. Đây là những FTA thế hệ mới với những tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định trước đây mà Việt Nam đã ký kết như Công ước Berne, Rome, Geneva, Vệ tinh, Hiệp định TRIPS (WTO)…”, Cục trưởng Bùi Nguyên Hùng nhấn mạnh.

Để hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam cũng đã từng bước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định đã ký kết và thực thi trong nước.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đòi hỏi các nước thành viên phải tổ chức thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật đó trong thực tế. ‘Thực thi là vấn đề khó khăn ở nhiều quốc gia.  Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và Internet”, theo ông Bùi Nguyên Hùng.

Với sự đồng hành của các chuyên gia Nhật Bản, hội thảo một lần nữa  đã tập trung đánh giá thực trạng, tìm kiếm xây dựng các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ khía cạnh pháp lý và thực tiễn thực thi  bảo hộ bản quyền tác giả.

Ông Akihiko NODA (Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản) đặc biệt nhấn mạnh, trong bối cảnh giữa hai quốc gia Việt Nam- Nhật Bản ngày càng có thêm nhiều  hơn các hoạt động giao lưu văn hóa thì vấn đề bảo vệ bản quyền tác giả và quyền liên quan chính là câu chuyện vô cùng quan trọng. Thông qua các hội thảo song phương, mong rằng vấn đề ý thức tôn trọng tác quyền trong đông đảo công chúng sẽ được  tăng cường và trở nên rõ nét hơn.

“Việt Nam cũng như Nhật Bản đều  vấp phải một khó khăn lớn là vấn nạn  lan tràn các ấn phẩm lậu, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, ai cũng sẵn có một chiếc smart phone hay thiết bị thông  minh khác trong tay. Bản quyền là “quyền vô hình” và có ở khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày.  Trong quá trình sử dụng và vi phạm bản quyền, có người biết được mình đang vi phạm nhưng lại có cá nhân hoàn toàn không hay biết. Điều đó khiến cho vấn nạn này ngày càng thêm nghiêm trọng”, ông Akihiko NODA chia sẻ.

Các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

Tại Nhật Bản, Luật Bản quyền hướng đến  mục đích cung cấp quyền của tác  giả và các quyền liên quan đến các công việc như  biểu diễn, ghi âm, chương trình phát sóng và phát thông qua hệ thống cáp để bảo vệ quyền lợi của các tác giả… nhằm khai thác một cách công bằng và đúng đắn các sản phẩm văn hóa này. Từ đó, góp phần vào sự phát triển của văn hóa.

Đưa ra nhiều giải pháp từ đơn giản đến phức tạp, song các chuyên gia đều thừa nhận câu chuyện đối phó với vấn nạn lan tràn ấn phẩm lậu, vi phạm quyền tác giả là vấn đề  rất nan giải. Ông Akihiko NODA cho rằng, vì mục đích của pháp luật bảo hộ bản quyền là nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa thì hành vi xâm phạm đương nhiên đã kìm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Nhật Bản, mỗi hành vi xâm phạm bản quyền tác giả khi bị phát hiện đều bị phạt rất nặng.

“Tuy nhiên, các quốc gia không thể đơn độc trong cuộc chiến chống lại vấn nạn  này. Việt Nam hay Nhật Bản đều cần có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề bảo vệ bản quyền, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin đang bùng nổ và xuất hiện vô vàn các cách thức xâm phạm bản quyền, phân phối tác phẩm dưới hình thức lậu xuyên biên giới…”, ông Akihiko NODA nhấn mạnh.

PHƯƠNG ANH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top