Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Trang phục dát vàng xa xỉ trong “Chí Phèo, Thị Nở”

Thứ Sáu 21/12/2018 | 16:37 GMT+7

VHO- Những thiết kế trang phục dát vàng xa xỉ trong vở sân khấu “Thị Nở, Chí Phèo” được gửi gắm vào bàn tay tài năng của NTK, Chủ tịch CLB áo dài Việt Nam Đỗ Trịnh Hoài Nam, hứa hẹn sẽ mang đến những điểm nhấn ấn tượng cho tác phẩm.

Tạo hình hai nhân vật “Thị Nở, Chí Phèo”

 Vở kịch “Thị Nở, Chí Phèo” vừa được Nhà hát Lệ Ngọc tổ chức lễ khởi công dàn dựng tại Nhà hát Chèo Hà Nội. Sự đầu tư mạnh tay  cho một tác phẩm sân khấu với mong muốn đem đến “món ăn tinh thần” chất lượng cho khán giả khiến cho vở kịch “Thị Nở, Chí Phèo” trở thành một trong những tác phẩm được chờ đợi trong năm 2019.

NSND Lệ Ngọc, trong vở diễn này chị đảm nhận hai vai Bà Ba Bá Kiến và Thị Nở

Được biết, hàng chục tỉ đồng là số tiền đầu tư phần trang phục của các diễn viên trong vở kịch “Thị Nở, Chí Phèo”. Thiết kế những trang phục này được NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam đảm trách. Đây cũng là lần đầu tiên anh thực hiện thiết kế trang phục cho một tác phẩm kịch.

Trang phục cho vai diễn Bá Kiến được sử dụng chất liệu lụa của quan lại ngày xưa

Tiết lộ về sự đầu tư bài bản và công phu dành cho vở kịch, từ đạo diễn,  diễn viên đến sân khấu, trang phục sân khấu một cách chuyên nghiệp, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, anh khá bất ngờ về sự chuyên nghiệp và đầu tư của vở kịch. Trước nay chỉ nghe đến những bộ phim đầu tư lớn cho trang phục nhưng đến nay, những vở kịch cũng đòi hỏi phải có sự đầu tư xứng tầm để có thể kéo khán giả đến với nghệ thuật kịch truyền thống.

Trong tác phẩm, bà Ba Bá Kiến sẽ mặc những chiếc áo dài xa xỉ, thậm chí đó là những chiếc áo dài dát vàng thêu đính tái hiện những họa tiết hoa văn cổ. Vai diễn Bá Kiến được sử dụng chất liệu lụa của quan lại ngày xưa, tại các làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Đông. Lụa đã từng là chất liệu đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Hàng trăm người thợ, NTK và những nghệ nhân đã khôi phục lại chất liệu quý hiếm của quan lại cổ ngày xưa nhằm khắc họa các nhân vật một cách rõ nét nhất.

 MINH PHƯƠNG

 

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top