2018 - Năm khó khăn của những "gã công nghệ khổng lồ"

VHO- Với hàng loạt bê bối trong việc xử lỹ dữ liệu cũng như bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, năm 2018 đánh dấu sự lao đao của hàng loạt những “ông lớn về công nghệ” như Facebook, Google Apple, Netflix, Amazon…

2018 - Năm khó khăn của những

 Những bê bối xảy ra liên tiếp, các án phạt lên tới hàng nghìn USD và sự giảm điểm nghiêm trọng trên sàn chứng khoán đã cho thấy, những gã khổng lồ về công nghệ như như Facebook, Google Apple, Netflix, Amazon… đã trải qua một năm đầy khó khăn.

Những bê bối xảy ra liên tiếp, các án phạt lên tới hàng nghìn USD và sự giảm điểm nghiêm trọng trên sàn chứng khoán đã cho thấy, những gã khổng lồ về công nghệ như như Facebook, Google Apple, Netflix, Amazon… đã trải qua một năm đầy khó khăn.

Có mặt trong hầu hết các bảng xếp hạng về sự kiện công nghệ nổi bật trong năm nay, câu chuyện chưa có hồi kết về Facebook cùng vấn đề xử lý dữ liệu, những chỉ trích trong việc để lộ hoặc cố ý trao đổi thông tin của người dùng đã khiến cho danh tiếng của mạng xã hội này bị hoen ố ít nhiều. Báo cáo mới nhất được đưa ra bởi The New York Times cho biết, các nhà lập pháp tại Hoa Kỳ và Anh vừa qua đã kêu gọi sự giám sát lớn hơn đối với Facebook. Nền tảng truyền thông xã hội thống trị thế giới chỉ trong năm 2018 đã vướng phải hàng loạt bê bối, liên quan mật thiết đến cả những đối tác toàn cầu bao gồm Microsoft, Amazon và Spotify.

Mở đầu bằng vụ việc Cambridge Analyticanổ ra trong tháng 3 năm nay liên quan đến các nghi án về thu thập dữ liệu cá nhân của 50 triệu người dùng để tác động đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống cũng như sự kiện trưng cầu dân ý về Brexit, người ta lần lượt đặt ra các câu hỏi về sự an toàn của mình trên mạng xã hội. Vụ việc này cũng châm ngòi cho hàng loạt các bê bối liên tiếp xảy ra sau đó, buộc Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg phải đối mặt với phiên điều trần kéo dài 5 giờ đồng hồ trước ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng Tư, và tháng Năm trước Quốc hộ châu Âu để trình bày về chính sách bảo mật của công ty. Đỉnh điểm của bê bối kéo dài nêu trên là lời thừa nhậntừ phía Facebook được đăng tải trên blog chính thức của tập đoàn này về việc chia sẻ dữ liệu của  cho các đối tác công nghệ lớn khác như Netflix, Amazon hay Spotify vào tháng 12 năm nay.

Trong khi đó, chỉ trong tháng cuối cùng của năm 2018, Chủ tịch Google, ông Sundar Pichai đã phải đối mặt với phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ sau bê bối liên quan đến kết quả tìm kiếm bằng hình ảnh đối với một số chính trị gia nước này. Trước đó, vào nửa đầu năm 2018, Google đã lĩnh một án phạt kỷ lục lên đến 5 tỷ USD từ các cơ quan quản lý chống độc quyền EU vì sự thống trị của ứng dụng này trên thị trường điện thoại thông minh. Công ty có thể đã phải đối mặt với khoản tiền phạt lớn hơn khi các đối thủ trong làng công nghệ liên tục tố cáo, Google không tuân thủ các quy tắc cạnh tranh cơ bản.

Đồng thời, những “ông lớn” như Google, Facebook, Apple và Amazon cũng là mục tiêu của một loạt thuế kỹ thuật số mới được chính phủ Pháp ban hành và sẽ bắt đầu áp dụng kể từ tháng 1/2019. Theo các công bố mới nhất, chính phủ nước này dự kiến sẽ tăng 500 triệu euro mỗi năm đối với các hãng công nghệ lớn. Hệ quả của các loại thuế  quan này có thể khiến cho thế độc chiếm thị trường của hai “đế chế” Google và Apple bị phá vỡ, theo Báo cáo Dự đoán Tech Tech từ GP Bullhound, khi cả hai phải đối mặt với mức phí lên tới 30% lợi nhuận cho các ứng dụng trong Cửa hàng Play Google và AppStore.

Apple, “gã khổng lồ” của lĩnh vực điện thoại thông minh cũng không nằm ngoài danh sách những sự kiện công nghệ được nhắc đến nhiều lần trong năm 2018. Ngay sau khi chứng minh vị thế của mình trong tháng 8 năm nay khi trở thành công ty nghìn tỷ đô la đầu tiên trên thế giới, , giá cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm hơn một phần tư.

Tăng trưởng doanh thu chậm, việc sản xuất iPhone bị cắt giảm và thông báo trong tháng 11 về việc ngừng báo cáo về doanh số sản phẩm đã chứng minh cho sự lung lay trong vị thế công ty trên thị trường công nghệ phát triển không ngừng. Apple, với những bước đi có phần chậm chạp trong năm vừa qua cũng mắc kẹt giữa cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Đối với các tập đoàn công nghệ, châu Á là một thị trường vô cùng quan trọng, tuy nhiên vấn đề thuế quan đã đặt ra một thách thức không  nhỏ. Bên cạnh đó, tranh chấp bằng sáng chế nổ ra đối với Qualcomm cũng khiến Apple vô cùng đau đầu, đặc biệt là khi toàn án Trung Quốc mới đây vừa đưa ra phán quyết có lợi cho Qualcomm và ban hành lệnh cấm bán hàng đối với hầu hết các mẫu iPhone.

Hậu quả của hàng loạt những biến cố đồng loạt xảy đến đối với Facebook, Google, Apple hay Netflix và Amazon chính là sự giảm điểm nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu FAANG, loại giao dịch phổ biến nhất Phố Wall trong hai tuần cuối cùng của năm 2018. Chỉ số hỗn hợp Nasdaq cũng đã giảm 3% vào ngày 21/12 vừa qua, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Như vậy, chỉ trong nhóm Cổ phiếu FAANG, Facebook, Apple, Amazon.com, Netflix và Alphabet (tập đoàn sở hữu Google) đã mất đi 1.000 tỷ USD.

Kể từ kỷ lục được xác lập vào tháng 7 năm nay, cổ phiếu của Facebook đã giảm 6,3%, làm mất đi 43% giá trị thương hiệu của công ty. Đối với Apple, công ty đã giảm hơn một phần ba giá trị kể từ kỷ lục vào đầu tháng 10. Sự sụt giảm này đã khiến cho công ty mất đi danh hiệu cổ phiếu có giá trị nhất trên Phố Wall theo vốn hóa thị trường.

ĐẶNG THỤC LINH

Ý kiến bạn đọc