Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Mê đắm “Vũ điệu hoa quỳnh” của NSND Tất Lợi

Thứ Bảy 27/04/2019 | 14:30 GMT+7

VHO- Với ngành múa rối, cái tên NSND Vương Tất Lợi, họa sĩ chuyên thiết kế mỹ thuật và tạo hình con rối luôn được nhắc với những tình cảm yêu quý, trân trọng bởi tài năng và cả tâm huyết mà ông dành cho mỹ thuật múa rối.

Những năm gần đây, Nhà hát Múa rối Việt Nam liên tiếp cho ra mắt những tác phẩm mang tính đột phá, mới lạ. NSND Vương Tất Lợi là người đứng sau những thành công của đơn vị và cũng là người giành nhiều giải thưởng nhất về mỹ thuật trong múa rối.

 “Vũ điệu hoa quỳnh” của Nhà hát Múa rối Việt Nam do NSND Vương Tất Lợi tạo hình con rối và thiết kế mỹ thuật

Hơn ba thập kỷ gắn bó với tạo hình con rối, ước tính ông đã chế tác ra cả nghìn con rối. NSND Vương Tất Lợi đã dành cho Văn Hoá những chia sẻ về quan điểm phát triển nghệ thuật múa rối nhìn từ góc độ thiết kế mỹ thuật và tạo hình rối.

Nhiều người cho rằng người họa sĩ thiết kế mỹ thuật và tạo hình con rối chiếm tới hơn 50% sự thành công của một chương trình nghệ thuật. Ông đánh giá sao về nhận định này?

- NSND Tất Lợi: Khó có thể đo được tỷ lệ thành công của từng thành phần sáng tạo trong một chương trình nghệ thuật múa rối. Bởi lẽ múa rối khác với các loại hình nghệ thuật khác, đòi hỏi sự đồng bộ giữa các thành phần sáng tạo từ tác giả, đạo diễn, tạo hình, âm nhạc, múa... Người nghệ sĩ tạo hình trong sân khấu múa rối rất vất vả trong sáng tạo nhân vật, trò diễn, vở diễn. Ở sân khấu múa rối, tất cả phải sáng tạo từ đầu, không có nhiều mẫu sẵn, người họa sĩ phải tự hình dung và tìm tòi dáng dấp, kích thước và nghiên cứu máy móc hoạt động để sao thấy được rõ tính cách từng nhân vật.

Yếu tố thẩm mỹ trong mỹ thuật múa rối ngày càng được nâng cao trong các chương trình múa rối, trợ giúp một cách đắc lực cho diễn viên biểu diễn, gợi ý trước về cá tính nhân vật, gợi cho người biểu diễn những đặc điểm rất riêng của mỗi nhân vật. Người họa sĩ tạo hình con rối rất quan trọng, ngoài kiến thức hội họa thì phải biết phối màu sắc, nắm bắt được các đặc điểm của nhân vật để tạo hình thiết kế theo yêu cầu của đạo diễn, thậm chí ngay cả những công việc nhỏ như làm thợ may cũng phải biết để thiết kế trang phục phù hợp cho con rối.

 Những năm gần đây, đồng nghiệp và khán giả đã “bị” các chương trình nghệ thuật của Nhà hát Múa rối Việt Nam chinh phục bởi những sáng tạo đầy mới lạ, từ không gian nghệ thuật biểu diễn lung linh, huyền ảo cho tới những con rối được thiết kế tinh xảo và tạo được những động tác rất khó, rất thú vị. Ông có thể chia sẻ quan điểm của những sáng tạo mang tính “cách tân” của người làm mỹ thuật cho rối?

- Tôi cho rằng sự khác biệt của các chương trình của Nhà hát Múa rối Việt Nam đó chính là nhờ một phần những nỗ lực sáng tạo của đội ngũ họa sĩ. Sự đổi mới mạnh mẽ trong thiết kế mỹ thuật sân khấu, trong tạo hình con rối cũng như cách sử dụng chất liệu đã nâng tính chuyên nghiệp và giúp cho sân khấu rối ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn. Thay vì những con rối truyền thống được tạo hình mộc mạc, đơn sơ thì ngày nay các con rối trở nên sinh động hơn từ những cách tân trong động tác cho tới tạo hình và trang phục rối. Khán giả là đối tượng nhắm đến của bất kỳ một chương trình nghệ thuật nào, xuất phát từ thực tế hoạt động múa rối của nhà hát những năm qua, chúng tôi luôn kiên trì với quan điểm mở rộng đối tượng khán giả, rối không chỉ phục vụ thiếu nhi hay khách du lịch mà còn hướng tới nhiều đối tượng khác như sinh viên, người cao tuổi.

Sự hào hứng của đông đảo mọi tầng lớp khán giả không chỉ trẻ em ngay trong hai chương trình gần đây nhất của Nhà hát Múa rối VN được lựa chọn vào biểu diễn trong Kế hoạch biểu diễn các tác phẩm có chất lượng cao tại Nhà hát Lớn đó là Nhịp điệu quê hương Vũ điệu hoa quỳnh. Có thể thấy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đã tìm thấy những điều thú vị khi xem bởi những sáng tạo rất mới mẻ từ việc đưa vào rối những cốt truyện phức tạp hơn, có tình tiết, tuyến nhân vật và đầy đủ cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố... Đồng thời họ cũng sẽ thấy những thú vị khi thấy con rối được tạo hình và thiết kế bởi những chất liệu mới mẻ.

Qua các chương trình như “Nhịp điệu quê hương”, “Vũ điệu hoa quỳnh” do ông thiết kế mỹ thuật, tạo hình con rối cho thấy ông rất tâm đắc khai thác các chất liệu từ đời sống của nông thôn Việt Nam như cây tre, rơm rạ?

- Khi bắt tay xây dựng một chương trình nghệ thuật rối, tôi và ê kíp sáng tạo luôn đặt yếu tố đầu tiên là phải mới lạ, khác với các chương trình đã có. Hơn 35 năm gắn bó với nghề, tôi nhận thấy việc khai thác các chất liệu cũng như thể hiện được hình ảnh, văn hóa người Việt Nam vào các chương trình nghệ thuật sẽ tạo nên bản sắc riêng cho nghệ thuật rối. Đó là lý do Nhà hát Múa rối Việt Nam luôn khai thác tìm những chất liệu mới để tạo hình cho con rối cũng như kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác để làm phong phú cho các chương trình trong đó rơm rạ, mây tre...

Ông có thể “bật mí” những thử nghiệm về chất liệu cũng như tạo hình con rối sắp tới trong tác phẩm của mình?

- Thế giới tạo hình con rối rất đa dạng, phong phú, vấn đề là phải tìm được chìa khóa để mở sao cho phù hợp với từng chương trình. Tôi đang làm một chương trình theo đơn đặt hàng của Bộ VHTTDL làm sao thể hiện được tất cả các điệu múa trên mọi vùng miền của Việt Nam. Tôi đã nghiên cứu để tìm ra mỗi vùng miền đưa vào một chất liệu riêng như Việt Bắc dùng chất liệu bằng các quả bầu khô, ở Huế tôi dùng đèn lồng của Hội An để tạo hình con rối... Tới đây trong một vở rối về truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm tôi sẽ dùng các bình sứ để tạo hình... Tôi đang nghiên cứu để xây dựng vở rối Cô gái tóc vàng để sáng tạo ra một loại rối cao lớn giống như người thật, sẽ phải dùng chất liệu gì cho phù hợp và điều khiển con rối ra sao. Làm thế nào để con rối thực hiện được nhiều động tác sinh động, làm thế nào để khai thác tối đa mọi chất liệu để con rối ngày càng nhẹ, làm thế nào để con rối khi lên sân khấu thể hiện được trọn vẹn tính cách nhân vật... 

 LÊ HÀ (thực hiện)

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top