Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Quyết liệt đấu tranh tội phạm công nghệ cao

Thứ Tư 12/06/2019 | 09:33 GMT+7

VHO - Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn diễn biến phức tạp của vụ việc với nhiều thủ đoạn mới, diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Ngày 9.6 vừa qua tại cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh, Bộ công an đã tổ chức trục xuất và bàn giao 77 đối tượng người Trung Quốc cùng tài liệu, phương tiện kỹ thuật cho Bộ Công an Trung Quốc để điều tra và xử lý hành vi đánh bạc xuyên quốc gia (do xác định rõ không có người Việt Nam tham gia tổ chức cũng như là nạn nhân của đường dây đánh bạc qua mạng).

Sau một thời gian tìm hiểu và đấu tranh, các lực lượng chức năng Bộ Công an Việt Nam đã làm rõ đường dây đánh bạc qua mạng  xuyên quốc gia liên quan tới các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Campuchia và tổ chức khám xét bắt giữ 77 đối tượng người Trung Quốc tại 18 địa điểm trên địa bàn 3 tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Cùng với đó lực lượng chức năng cũng đã thu giữ gần 300 điện thoại thông minh, gần 100 máy tính, máy tỉnh bảng, gần 200 thẻ ngân hàng cũng như tiền mặt và các phương tiện, thiết bị, tài liệu liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc.

Một cán bộ tham gia ban chuyên án cho biết: “Các đối tượng trong chuyên án này đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi hòng che giấu hành vi phạm tội cũng như đối phó với lực lượng chức năng, gây khó khăn trong công tác điều tra”. Tình trạng đánh bạc, cá độ bóng đá nói riêng và thể thao nói chung trên mạng internet ngày càng phát triển, số tiền đánh bạc lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Các đối tượng cầm đầu ở nước ngoài thường móc nối với các đối tượng trong nước tổ chức các đại lý, xây dựng đường dây cá độ lớn cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Một số đối tượng tội phạm công  nghệ cao bị bắt giữ tại Quảng Ninh

 Thông qua các trang mạng internet, tội phạm công nghệ cao không chỉ là những hoạt động tổ chức đánh bạc qua mạng mà còn nằm ở nhiều hành vi phạm pháp như tổ chức trộm cước viễn thông, mua bán thông tin, tài liệu giả, rút tiền hay mua sắm từ việc hack thẻ ngân hàng của những tổ chức cá nhân khác....

Những loại tội phạm này ở Việt Nam được phát hiện ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn mới, hoạt động vươn ra quốc tế và gây thiệt hại lớn không chỉ về giá trị kinh tế mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia. Nổi lên trong thời gian vừa qua là tình trạng các đối tượng trong và ngoài nước dùng những thẻ tín dụng giả để rút tiền tại các máy ATM cũng như thanh toán trong việc mua sắm, chi tiêu... Đặc biệt hơn có những đối tượng nước ngoài sau khi nhập cảnh vào Việt Nam đã thực hiện các giao dịch bằng những thẻ nội địa được ngân hàng phát hành tại máy mPOS (máy chấp nhận thanh toán thẻ không dây, có thể sử dụng bất kỳ vị trí nào với sim điện thoại 3G), không thông qua hệ thống ngân hàng cũng như trung gian thanh toán ở Việt Nam nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tiền tệ quốc gia. Nổi lên nữa là việc các đối tượng lợi dụng các cuộc gọi trên nền internet (VoiP) tự xưng là cán bộ tại các cơ quan nhà nước, cơ quan pháp luật gọi điện đe dọa người dân về việc có nợ cước điện thoại, có bưu phẩm gửi từ nước ngoài, thiếu nợ ngân hàng do người khác mượn chứng minh nhân dân mở tài khoản ngân hàng hoặc thậm chí đang liên quan đến vụ việc chạy chức chạy quyền, buôn lậu, buôn bán ma túy, đường dây rửa tiền...do công an, viện kiểm sát điều tra.

Sau khi sử dụng các ứng dụng công nghệ để cuộc gọi hiện lên số máy bàn cơ quan điều tra, chúng giả danh cán bộ điều tra để kết nối với người dân, vừa dùng những lời lẽ đe dọa, vừa dụ người dân tạm ứng một số tiền vào tài khoản để phục vụ công tác điều tra, nếu sau này chứng minh vô tội thì sẽ được hoàn trả số tiền đó. Cũng vì tâm lý có tật giật mình hay e ngại mất danh dự uy tín, không muốn liên quan đến cơ quan pháp luật nên nhiều người đã nộp tiền theo chỉ đạo của bọn chúng vào một tài khoản cá nhân. Bên cạnh đó còn hình thức tội phạm công nghệ cao khá phổ biến hiện nay là việc hack các tài khoản facebook, giả làm người quen rồi nhắn tin nhờ chuyển tiền cũng như mua thẻ điện thoại. Do số tiền các đối tượng lừa đảo đưa ra không thực sự cao nên hình thức lừa đảo tuy khá phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người dân bị mắc bẫy.

Trang thiết bị được tội phạm sử dụng

  Trong khi tội phạm công nghệ cao gia tăng số lượng cùng với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn thì hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tuy đã được quan tâm xây dựng,  sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc rình rập sơ hở, đánh vào điểm yếu của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ ở riêng tội phạm công nghệ cao mà còn ở tất cả các loại hình phạm tội. Bởi vậy mỗi người dân chúng ta đều phải nêu cao tinh thần cảnh giác cũng như tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để giúp cho bản thân mình cũng như những người xung quanh tránh việc trở thành con mồi cho tội phạm.

Một lãnh đạo phòng cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao - công an Hà Nội khuyến cáo: Các cá nhân cần tuyệt đối không cho mượn chứng minh nhân dân để làm hộ thẻ ngân hàng cũng như hạn chế tối đa công khai các thông tin cá nhân cũng như người thân lên các trang mạng xã hội, cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng mới quen chưa biết rõ lai lịch... Khi nhận được lời đề nghị giúp đỡ từ những người bạn qua các trang mạng xã hội hay tin nhắn điện thoại cần liên lạc trực tiếp lại để xác minh rõ trước khi có những việc làm giúp đỡ liên quan đến tài chính...

HOÀNG LƯƠNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top