Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

“Giải bài toán” thu hút đa dạng khách quốc tế

Thứ Hai 04/11/2019 | 11:10 GMT+7

VHO- Để tránh “rủi ro” khi phụ thuộc vào 1 - 2 thị trường khách nhất định như Hàn Quốc, Trung Quốc, hiện nay ngành du lịch Đà Nẵng đang hướng tới mở rộng các đường bay quốc tế, tập trung đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút du khách…

Khách Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn là thị trường khách đông nhất của Đà Nẵng

Theo thống kê từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, đến thời điểm này của năm 2019, lượng khách Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản và thị trường châu Âu, Australia có mức tăng đáng kể so với năm 2018. Đặc biệt, lượng khách Thái Lan từ vị trí thứ 5 năm 2018 đã vươn lên vị trí thứ 3 trong năm nay. Theo ngành Du lịch Đà Nẵng đã xác định mục tiêu vừa giữ sự ổn định của 2 nguồn khách lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc, vừa triển khai hoạt động xúc tiến thu hút các nguồn khách tiềm năng khác.

Làm phong phú hơn sản phẩm du lịch

Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho rằng để thu hút du khách thì nhất thiết cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch: “Đà Nẵng thiếu sản phẩm du lịch gắn với văn hóa địa phương để kéo dài ngày lưu trú của du khách, phải có làng nghề, giá trị văn hóa gắn với cộng đồng dân cư. Như Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh hiện nay có show diễn Hồn Việt đã đưa ra phục vụ khách là một sản phẩm văn hóa - du lịch rất đặc trưng và hấp dẫn mà thành phố cũng như các công ty lữ hành cần quan tâm. Ngoài ra, cùng với đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch thị trường quốc tế trọng điểm gồm Đông Bắc Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đà Nẵng cũng phải phát triển dịch vụ du lịch phục vụ khách Hồi giáo, chủ yếu là từ Trung Đông, nhằm đa dạng hóa thị trường khách du lịch quốc tế. Đà Nẵng phải kiện toàn hệ thống sản phẩm, tức là làm sao phải đa dạng hóa và làm phong phú hơn những sản phẩm của điểm đến. Muốn khách đến đông thì trước tiên sản phẩm phải tốt trước đã. Như vậy, sản phẩm phải đi kèm với hệ thống dịch vụ. Hệ thống dịch vụ về số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực”, ông Dũng nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Tài - Chủ tịch HĐQT Cty Du lịch Necotour (Đà Nẵng) cho rằng giải pháp thu hút du khách sẽ xoay quanh việc kiện toàn hệ thống sản phẩm, sản phẩm tốt đi kèm với hệ thống dịch vụ về chất lượng, số lượng, nguồn nhân lực, giá cả. “Đà Nẵng cần làm mới sản phẩm, khai tác tối đa tiềm năng của thành phố, việc hoàn thiện hệ thống dịch vụ phải thường xuyên và làm mới để đảm bảo chất lượng tốt ngay khi khách đến”, ông Tài nói. Trong khi đó, đa số các công ty lữ hành tại Đà Nẵng cho rằng Đà Nẵng vẫn chưa huy động và tập trung tốt các nguồn lực sẵn có, nhiều địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như huyện Hòa Vang vẫn còn bỏ ngỏ, manh mún. Du lịch đường sông khai thác chưa hiệu quả để làm phong phú cho điểm đến. Trong khi đó lượng khách dồn lại vài điểm du lịch như Sơn Trà, chùa Linh Ứng, Bà Nà Hills.

Không đầu tư, khó thành mũi nhọn

Một trong các điều kiện để mở rộng thị trường khách hiện nay là vấn đề xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng ra các nước. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sơn Thủy - Tổng Giám đốc Cty du lịch Duy Nhất Đông Dương (Đà Nẵng) thì lĩnh vực xúc tiến du lịch ra các nước hiện này còn “gặp khó” vì chưa được quan tâm đúng mức. “Sở Du lịch cũng như các công ty lữ hành đang hết sức nỗ lực tạo ra các hoạt động thu hút khách. Nhưng tôi nghĩ ngoài sự chung tay của các doanh nghiệp, thành phố cần có hỗ trợ thêm cho hoạt động xúc tiến du lịch, nhất là khi thành phố đã yêu cầu lấy du lịch làm mũi nhọn, tận dụng nguồn thu từ du lịch, hút nguồn khách, nhưng nếu không đầu tư thì không thể thành mũi nhọn được. Theo tôi thấy, ngân sách của thành phố dành cho xúc tiến du lịch chưa đủ”, ông Thủy khẳng định. Nhiều đơn vị lữ hành cũng cho rằng, công việc xúc tiến đầu tư về du lịch phải có sự bắt tay bền bỉ giữa cơ quan quản lý như Sở du lịch với đại diện các nhà hàng, khách sạn, hãng hàng không, dịch vụ điểm đến… Nếu để Sở Du lịch “đơn thương độc mã” thì sẽ không có hiệu quả.

Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết: “Hiện nay, về cơ bản Đà Nẵng cũng có những lợi thế để có thể phục vụ trong sự đa dạng của thị trường, khá phù hợp với thị hiếu của các thị trường như là châu Úc hoặc là châu Âu. Hiện nay, sản phẩm về nghỉ dưỡng biển như ở Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), hoặc các điểm đến về hội nghị, hội thảo như ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore đang trở lên quen thuộc với du khách quốc tế. Vì vậy, Đà Nẵng đang xây dựng một hình ảnh điểm đến mới về các sản phẩm này để phục vụ du khách. Để giải quyết khó khăn trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng ra thị trường quốc tế, chủ trương của thành phố Đà Nẵng và Sở Du lịch là sẽ hình thành quỹ xúc tiến phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng, kêu gọi sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp”. 

 NGỌC HÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top