Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

“Tôi có thêm người mẹ để chăm sóc, phụng dưỡng”

Thứ Sáu 08/11/2019 | 10:57 GMT+7

VHO-  Gần năm năm qua kể từ ngày bà Thu tự nguyện nhận cụ Mịch bị mù lòa về làm mẹ để chăm sóc, phụng dưỡng, người làng Tân Quý (xã Tam Vinh, Phú Ninh, Quảng Nam) vẫn kể cho nhau nghe như câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại.

 Bà Thu đang chăm sóc cho cụ Mịch

Hôm chúng tôi đến, trong căn nhà cấp 4 đã cũ kỹ, bà Lê Thị Mộng Thu (52 tuổi) vừa cho cụ Nguyễn Thị Mịch (80 tuổi) ăn xong cơm chiều và đang thay áo quần cho cụ. Nếu không nghe người làng Tân Quý kể trước đóthì nhìn cảnh bà Thu dỗ dành bà cụ già nua, mù lòa, hơi trái tính ấy thì khó lòng tin được bà cụ chỉ là người dưng, ở cùng xóm, không thân thích, máu mủruột ràgì với bà Thu. Từ 5 năm nay, gia đình, hàng xóm đã dần quen với cảnh trưa, chiều, cứ xong việc đồng áng là bà Thu lại tất bật chợ búa, cơm nước cho gia đình. Khi đã dọn dẹp nhà cửa, lo nấu nướng và dọn lên cho chồng, con xong bà Thu lại mang tô cơm đến tận giường để đút từng miếng cơm cho cụ Mịch. Xong phần ăn uống, bàThu lại lo vệ sinh thân thể cho bà cụ mù lòa, dọn dẹp chỗ nằm ngủ rồi mới đến lượt bà ăn cơm, lo cho bản thân mình. Ai nhìn vào cũng nghĩ là chuyện con gái hoặc con dâu chăm sóc mẹ già ốm đau. Chính vì thế nên không ai giấu được ngạc nhiên, thậm chí còn nghi ngờ về lòng tốt của bà Thu.

Bà Thu cho biết, cụ Mịch là người cùng thôn, bị mù khi mới lọt lòng mẹ do một vết thương ở mắt. Ba mẹ cụ Mịch cũng qua đời sớm, cụ phải nương tựa vào người anh trai. Thương em, anh trai của cụ Mịch cũng chấp nhận ởmột mình, không lấy vợ để toàn tâm toàn ý chăm sóc em gái mù lòa. Năm 2014, anh trai, người thân duy nhất của cụ Mịch qua đời. Cụ Mịch càng khó khăn hơn vì mù lòa, neo đơn. Mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống đều phải trông nhờ vào sự giúp đỡ của những người hàng xóm tốt bụng xung quanh. Thời gian đầu, bà Thu thường mang cơm nước, tranh thủqua lại để giúp đỡ cụ Mịch. Càng tiếp xúc lâu, bà càng cảm thương, thấu hiểu hoàn cảnh cô đơn của cụ.

“Cuối năm 2014, căn nhà nhỏ xuống cấp của cụ bị mối ăn trơ cảcác cây đòn gỗ, càng chứng kiến càng quặn lòng nên tôi nghĩ đến việc đưa cụ về nhàmình để vừa tiện bề phụng dưỡng và cụ cũng không phải thấp thỏm khi sống một mình trong căn nhàọp ẹp, sắp sập”, bàThu kể. “Mà hồi đó, khi biết chuyện tôi đưa cụ về nhà chăm sóc, người quen thân hiểu chuyện thì bảo tôi “khùng” vì không dưng rước thêm chuyện cực vào thân. Người không quen thì dị nghị, xầm xì, thậm chí còn có lời ra tiếng vào rằng tôi làm như rứa là vì thấy cụ Mịch có tiền, có đất. Tôi chăm sóc để lợi dụng, “lấy” gia tài của cụ”, bà Thu bùi ngùi nhớlại.

Giải thích về quyết định đưa cụ Mịch về chăm sóc, bàThu chỉ nói ngắn gọn rằng là “vì thương”. Nhưng ẩn sâu trong lý lẽ đơn giản ấy, bà Thu không giấu rằng chính sự thông cảm và đồng tình của người chồng khi nghe bà tâm sự ý định ấy là nguồn sức mạnh để bà có thể thực hiện, vượt qua nhiều khó khăn để viết nên câu chuyện đầy tình người ấy. “May mắn là tôi được chồng, con đồng ý, ủng hộvàchấp nhận cho tôi nhận phụng dưỡng cụ Mịch, dù không hề có chút thân thích, ruột rà gì. Thậm chí, lúc tôi bận, chồng con cũng vui vẻ hỗ trợ chăm sóc cụ như người nhà mà không nhăn nhó, càu nhàu tôi làm chuyện bao đồng. Điều đólàm tôi có thêm sức mạnh và tin rằng mình đã làm việc đúng”, bà Thu tâm sự.

Bà Thu vẫn tin rằng mình vàcụ Mịch códuyên nợtừ kiếp trước nên kiếp này, hai người dưng xa lạ thành người thân. “Từ ngày cụ Mịch về ở cùng, hằng ngày chăm sóc, sửa soạn cho cụ, tôi luôn nghĩrằng mình đang chăm sóc mẹ mình, rằng tôi còn có mẹ trên đời”. “Tôi mồcôi mẹ từ nhỏ. Cha đi bước nữa, tôi về sống cùng mẹ kế và được mẹ kế yêu thương, nuôi nấng dạy dỗ đàng hoàng như chính con mình rứt ruột đẻ đau. Và có lẽ vì thế, tôi đồng cảm với hoàn cảnh đơn côi của cụ Mịch. Và tình người, lòng vị tha mà tôi học được từ tình thương yêu, nuôi dưỡng của mẹ kế đã khiến tôi nhìn mọi việc bằng sựmong muốn được cho đi, được san sẻ như mẹ kế đã từng cho tôi. Khi hiểu hoàn cảnh của cụ Mịch, trái tim tôi cứ thôi thúc tôi cần phải làm gì đó để san sẻ khó khăn cho cụ Mịch. Và đến giờ, tôi không hề hối hận vì đã lựa chọn làm như thế. Tôi được rất nhiều. Hơn hết, tôi đã có thêm một người mẹ để chăm sóc, phụng dưỡng”, bà Thu thổ lộ.

THU HOÀI

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top