Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Khách du lịch có cơ hội đi xe trâu thăm các vườn vải thiều Lục Ngạn

Chủ Nhật 31/05/2020 | 08:43 GMT+7

VHO- Đó là lời ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn trong buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương sáng 30.5 để trao đổi thông tin tuyên truyền về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2020. Theo thống kê, sản lượng vải thiều Lục Ngạn năm nay dự báo đạt trên 85 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18- 20 nghìn tấn.

Theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, năm 2020, huyện duy trì gần 15,3 nghìn ha vải thiều, trong đó vải chín sớm khoảng 2 nghìn ha. Diện tích vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 11 nghìn ha, GlobalGAP khoảng 100 ha. Ngoài thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện đã có 3 doanh nghiệp đăng ký mã vườn trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, gồm Công ty A.meii, Công ty Chánh Thu và Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu. Sản lượng vải thiều năm nay ước đạt trên 85 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18- 20 nghìn tấn. Hiện toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được khoảng 415 tấn vải chín sớm, giá bán ở mức cao, trung bình từ 30-35 nghìn đồng/kg... Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện Lục Ngạn đã lên 3 phương án tiêu thụ vải thiều. Hiện huyện đang thực hiện theo phương án 2 với kịch bản: dịch Covid-19 được kiểm soát nhưng chưa hết dịch. Theo phương án này, sản lượng tiêu thụ vải thiều tươi ở trong nước khoảng 34.000 tấn, xuất khẩu 36.000 tấn và 15.000 tấn khác phục vụ chế biến nước ép, sấy.

Buổi gặp mặt báo chí

Một vườn vải Lục Ngạn

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn chia sẻ, Trung Quốc vẫn là thị trường chính. Huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang đã lập danh sách hơn 300 thương nhân Trung Quốc và có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Cục Quản lý xuất nhập cảnh tạo điều kiện cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào địa bàn thu mua vải thiều. "Theo thông tin chúng tôi nhận được thì Thủ tướng đã đồng ý cho hơn 300 thương nhân này nhập cảnh vào Việt Nam và đến thu mua vải thiều tại Lục Ngạn, nhưng phải đảm bảo quy định cách ly 14 ngày để phòng dịch COVID-19" - ông Nam nói. Trả lời câu hỏi, liệu sản phẩm vải thiều của Lục Ngạn có thể xuất khẩu sang Nhật được không, ông Nam cho biết, huyện và tỉnh đã phối hợp rất tốt với phía Nhật Bản, tuy nhiên do dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp nên đầu tháng 6, chuyên gia Nhật mới sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát việc đóng gói thu hoạch vải.

Trả lời câu hỏi của P.V Văn Hóa về tiềm năng du lịch của một vùng trái cây, lãnh đạo huyện Lục Ngạn chia sẻ, Lục Ngạn là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn là ải Nội Bàng, ải Xa Lý, đền Từ Hả (đền Hả), đền Quan Quận, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, núi Am Vãi..., đặc biệt là các cùng trồng trái cây trong đó vải thiều mà tới mùa quả chín đỏ rực hấp dẫn khách du lịch và những sản vật nổi tiếng khác của cả nước như mỳ Chũ, rượu Kiên Thành và nếp cái hoa vàng Phì Điền…

Năm 2019, UBND huyện cũng phối hợp rất tốt với Sở VHTTDL Bắc Giang tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch miệt vườn gồm nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ lữ hành, các cơ quan chuyên môn của trung ương, của Bắc Giang và các tỉnh bạn. Lục Ngạn cũng đã xây dựng đề án du lịch miệt vườn của riêng Lục Ngạn, xây dựng các khu hạ tầng tốt nhất cho khách du lịch tham quan và mua sản phẩm trái cây Lục Ngạn. Năm 2019 đã có 2 công ty lữ hành đưa khách về du lịch Lục Ngạn trong mùa trái cây. Một số doanh nhân Lục Ngạn đã cung cấp dịch vụ đưa khách tham quan các khu trái cây bằng xe trâu, xe bò…được khách du lịch rất thích thú. Tuy nhiên, ông Nam cũng cho biết, khách đu lịch thường đến Lục Ngạn nhiều hơn vào mùa cam quýt chín vào dịp cuối năm. Còn mùa vải chín vào mùa hè nắng nóng nên ít khách hơn…

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện Lục Ngạn cũng trả lời các câu hỏi về giải pháp việc xúc tiến thương mại, khơi thông luồng giao thông vận chuyển, hàng hóa và tổ chức các tour du lịch… trong mùa vải chín. Cũng trong khuôn khổ buổi gặp mặt, huyện Lục Ngạn đã tổ chức đưa các phóng viên của cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đi tham quan, thâm nhập thực tế tại một số nhà vườn tiêu biểu ở xã Tân Mộc và Nam Dương.

                                                                                                                   P.V

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top