Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Phát triển nguồn nhân lực cấp cao lĩnh vực khách sạn

Thứ Tư 26/08/2020 | 10:17 GMT+7

VHO - Sáng 26.8, tại Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã diễn ra Hội thảo khoa học phát triển nhân lực cấp cao trong lĩnh vực khách sạn cho các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa và TP.Đà Nẵng.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, các trường đào tạo nghề du lịch thuộc BộVHTTDL; Các nhà khoa học, lãnh đao quản lý các khu du lịch, khách sạn thuộc các tỉnh, thành trong cả nước.

Hội thảo khoa học phát triển nguồn nhân lực cấp cao lĩnh vực khách sạn

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản phát triên nhân lực du lịch gồm: Các mô hình lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực quản trị cấp cao trong lĩnh vực khách sạn; Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản trị nguồn nhân lực cấp cao; Đề xuất các mô hình, giải pháp phát triển nhân lực cấp cao tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa và TP.Đà Nẵng.

Báo cáo của Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) tại Hội thảo cho biết, hiện cả nước có khoảng 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng số lao động cả nước; trong đó, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Chính vì thế nguồn nhân lực về du lịch có chuyên môn, kỹ năng vừa thiếu, vừa yếu, nhưng số lao động đáp ứng nhu cầu lại dư thừa. Theo đó, với tốc độ tăng trưởng du lịch như hiện nay, yêu cầu mỗi năm cơ sở đào tạo du lịch phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng lao động tương tự.

Hiện nay, ở Viện Nam, trong số các ngành kinh doanh du lịch thì kinh doanh khách sạn có tốc độ phát triển nhanh nhất, đạt doanh thu cao nhất (chiếm khoảng 70%) trong tổng doanh thu du lịch. Số cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn, nhà nghỉ, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch... tăng mạnh.

Hệ thống khách sạn tại Nha Trang - Khánh Hòa phát triển với tốc độ rất nhanh 

Tính đến hết năm 2019, cả nước có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch, với 650.000 buồng phòng, tăng hơn 2.000 cơ sở lưu trú và tăng hơn 100.000 buồng, phòng so với năm 2018. Trong đó, cơ sở lưu trú từ 4 – 5 sao là 454 cơ sở với hơn 100.281 buồng, phòng. Tốc độ, quy mô phát triển về số lượng, quy mô đã góp phần đưa hệ thống khách sạn Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn được đầu tập trung ở các trung tâm du lịch và khu vực ven biển ở Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận), Phú Quốc, Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh), Huế, Hội An (Quang Nam), TP. Hồ Chí Minh...

Sự phát triển nhanh về hệ thống du lịch ở Việt Nam đã đặt ra yêu cầu lớn đối với nguồn nhân lực phục vụ, đặc biệt là nguồn nhân lực quản trị du lịch cấp cao. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay thì cơ cấu về trình độ nguồn nhân lực về du lịch hiện nay ở Việt Nam lại có sự phân cấp và có sự chênh lệch rất lớn; trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng đang chiếm khoảng 51%, trình độ dưới sơ cấp chiếm 40%, trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 9%. Một thực tế khác, là sinh viên tại các trường du lịch vẫn ít được cọ sát với thực tế, chưa thực sự được trang bị một cách đầy đủ và kỹ năng thích hợp nên khi ra trường trở thành các nhà quản lý du lịch thì khả năng đảm nhận trọng trách là không cao. Thực tế, rất nhiều các chuỗi khách sạn cao cấp ở Việt Nam hiện nay vẫn phải thuê lao động, các chuyên gia nước ngoài quản lý.

XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top