Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Người dân châu Âu chán nản vì đại dịch kéo dài

Thứ Hai 02/11/2020 | 09:55 GMT+7

VHO- Châu Âu đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai và buộc phải áp đặt một loạt các biện pháp chống dịch mới, trong đó để tránh áp đặt các biện pháp cách ly toàn quốc, hầu hết các nước đã áp đặt các lệnh giới nghiêm ban đêm và gia tăng các biện pháp cấm tập trung đông người nơi công cộng.

 Pháp hiện là quốc gia có số lượng ca nhiễm Covid-19 cao nhất châu Âu Ảnh: GETTY

Việc này đã làm tâm lý người dân vốn đã mệt mỏi, chán nản vì đại dịch kéo dài, giờ càng trở nền tồi tệ.

Hơn 60% người dân bị tác động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong hơn 8 tháng qua, người dân châu Âu đã phải hy sinh quá nhiều cho nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 nên họ cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Giám đốc WHO khu vực châu Âu, tiến sĩ Hans Kluge cho biết, mặc dù sự chán nản, mệt mỏi được thống kê bằng nhiều hình thức khác nhau cũng như mức độ khác nhau ở mỗi quốc gia, song ước tính có đến hơn 60% người dân bị tác động từ sự mệt mỏi này.

Dựa trên dữ liệu khảo sát tổng hợp từ các nước trong khu vực, ông Kluge nhận định trong hơn 8 tháng qua, người dân châu Âu đã phải hy sinh quá nhiều cho nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Nhiều chính phủ đang phải vật lộn để cân bằng giữa các biện pháp hạn chế chống dịch mới với việc phục hồi các nền kinh tế vốn đang rơi vào trì trệ do ảnh hưởng từ các biện pháp cách ly hà khắc từ những tháng đầu năm. Trong hoàn cảnh ấy, theo một cách tự nhiên, con người sẽ dễ dàng cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

Sự chán nản của người dân trước các biện pháp cách ly chống dịch, cùng với những khó khăn kinh tế đã khiến cho việc thực hiện các biện pháp hạn chế mới càng trở nên khó khăn. Tình trạng lơi lỏng phòng dịch đã xuất hiện, thậm chí cả phản ứng cực đoan như các cuộc biểu tình quá khích nhằm phản đối của các lệnh hạn chế, giãn cách xã hội, khiến họ không thể đi làm, kiếm tiền để nuôi sống bản thân khi nền kinh tế toàn châu Âu vẫn chưa thể hồi phục sau đợt phong tỏa toàn bộ hồi mùa Xuân.

Một nguyên nhân quan trọng khiến người dân rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi là do đại dịch Covid-19 không chỉ gây nguy hại tới kinh tế toàn cầu, mà còn làm sứt mẻ, thậm chí làm vỡ “bát cơm” của không ít người. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), số thời gian làm việc trên thế giới trong quý II/2020 bị cắt giảm vì đại dịch Covid-19 tương đương với thời gian làm việc toàn thời gian của 195 triệu lao động. Tới cuối năm 2020, người lao động toàn thế giới có thể tổn thất 3.400 tỉ USD thu nhập và có gần 2,7 tỉ người, tương đương 81% lao động toàn thế giới, bị ảnh hưởng do nơi họ làm việc bị đóng cửa toàn bộ hoặc đóng cửa một phần.

Tình trạng thất nghiệp ở mức kỷ lục

Trên thị trường việc làm, nhiều nước đã ghi nhận tình trạng thất nghiệp kỷ lục. Theo ILO, tới cuối năm 2020, tổng số người lao động mất việc làm trên toàn cầu là khoảng 25 triệu người. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc rất lớn vào mức độ lây lan của đại dịch Covid-19 cũng như các biện pháp phòng chống ra sao. Phần lớn dự đoán cho rằng số lao động thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn rất nhiều so với dự đoán của ILO.

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, tình trạng làm ăn sa sút của doanh nghiệp trong đại dịch dẫn đến cắt giảm lương hay sa thải, đã khiến nhiều người lao động xuất hiện tâm lý chán chường, thất vọng, từ đó gây ra các hành vi cực đoan. Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt tài chính để ứng phó với đại dịch, nhà chức trách các nước châu Âu cũng kêu gọi người dân bình tĩnh và hợp tác chống dịch, trong bối cảnh châu lục này đang phải siết chặt các biện pháp hạn chế do Covid-19.

Tiến sĩ Hans Kluge đã kêu gọi “Lục địa già” hành động để chống lại tình trạng chán nản, mệt mỏi, được cảnh báo đang làm giảm nỗ lực của châu Âu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Theo đó, ông Kluge kêu gọi giới chức châu Âu lắng nghe công chúng và hợp tác với cộng đồng tìm ra những giải pháp “mới và sáng tạo” để khống chế dịch bệnh, vốn đang bùng phát trở lại tại lục địa này. Ông Kluge lấy ví dụ một địa phương ở Anh đã tham vấn các cộng đồng người dân để đánh giá cảm xúc của họ và một thành phố ở Đan Mạch cũng đã để cho sinh viên tham gia vào quá trình đưa ra những quy định hạn chế tiếp xúc, giúp họ có cơ sở để có thể trở lại học ở trường. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã sử dụng các cuộc thăm dò trên mạng xã hội để tìm hiểu tâm lý công chúng, trong khi Chính phủ Đức đã tham khảo ý kiến của các triết gia, sử học, thần học và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi. 

 HOÀNG ANH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top