Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Bình đẳng giới để xích lại gần nhau

Thứ Sáu 06/11/2020 | 10:40 GMT+7

VHO- Phim ảnh, các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng cáo, truyền thông xã hội, văn hóa đại chúng và trò chơi điện tử… đều đang thể hiện những khuôn mẫu và định kiến về giới cần được thay đổi. Những sinh viên ngành truyền thông và báo chí sẽ được đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng để trở thành những hạt nhân tạo nên sự thay đổi về định kiến giới.

Đại diện các đơn vị tham gia dự án

 Đó là những thông tin được đưa ra tại hội thảo khởi động dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Nam giới cũng là nạn nhân

Anh Nguyễn Đình Thành, đại diện công ty truyền thông tham gia tọa đàm chia sẻ, đàn ông Việt Nam cũng đang chịu sức ép rất lớn, vì “đàn ông không được khóc”, phải thành đạt. Sức ép là do văn hóa mình đã được tiếp xúc. Đàn ông cũng là nạn nhân của định kiến giới. “Thay đổi định kiến về giới cần có thời gian, không nên quá vội vàng. Làm truyền thông cũng vậy, chúng tôi làm quảng cáo để đưa sản phẩm đến với khách hàng. Chúng tôi cần hướng đến thị yếu của khách hàng, bởi vậy nếu khách hàng không thay đổi thì quảng cáo cũng khó để thay đổi”, anh Thành chia sẻ tại lễ khởi động dự án. Còn đạo điễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng để thay đổi định kiến giới, trước tiên mỗi người cần nhận thức đúng về bình đẳng giới. “Tôi cũng là phụ nữ, tôi hiểu và chia sẻ những khó khăn của phụ nữ khi tham gia các công việc xã hội. Từ nhỏ, không ai nói tôi phải làm gì, mà tôi chỉ nhìn bà, nhìn mẹ và tự mình nghĩ mình phải thế này, thế kia thì mới đúng là phụ nữ. Chính từ gia đình đã nuôi dưỡng định kiến giới. Bình đẳng giới là để nam - nữ xích lại gần nhau hơn, chứ không phải ai cũng là chiến binh để dành chiến thắng trong cuộc chiến bình đẳng”, nữ đạo diễn nói.

Dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” sẽ kéo dài 4 năm và sẽ được triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Các nghiên cứu của Oxfam đã chỉ ra rằng phim ảnh, các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng cáo, truyền thông xã hội, văn hóa đại chúng và trò chơi điện tử… đều thể hiện những khuôn mẫu và định kiến về giới. Theo nghiên cứu của Oxfam, các quảng cáo về nguyên liệu nấu ăn như nước mắm, nước tương luôn lấy hình ảnh người phụ nữ nấu ăn trong bếp. Chồng và các con chỉ xuất hiện sau đó khi cùng ngồi vào bàn và thưởng thức món ăn, hoặc chơi đùa trong vườn khi người phụ nữ đang nấu nướng. Nam giới thường xuất hiện trong quảng cáo ôtô, thuốc lá, các sản phẩm kinh doanh và đầu tư, trong khi phụ nữ xuất hiện trong các quảng cáo về mỹ phẩm và đồ gia dụng. Theo kết quả phân tích cũng cho thấy những định kiến về khả năng lãnh đạo của phụ nữ. Lãnh đạo là nam giới có tần suất xuất hiện trên các bản tin nhiều hơn hẳn nữ giới, với tổng số 2.938 nguồn dẫn, tương đương 85,7%. Trong khi đó, lãnh đạo nữ chỉ được phỏng vấn, trích dẫn 491 lần, tương đương với 14,3% trong tổng số nguồn dẫn.

Khuôn mẫu về nam tính của đàn ông cũng được thể hiện rõ nét trên các phương tiện truyền thông, phim ảnh, giải trí.... Nam giới thường được xem là những người mạnh mẽ, quyết đoán và có định hướng, do đó phù hợp với những công việc nhiều áp lực và yêu cầu khả năng ra quyết định nhanh chóng. Phụ nữ, được gán cho thiên chức chăm sóc, được cho là có những đặc điểm mềm mại và phù hợp với những công việc ít cạnh tranh, ổn định, ít áp lực, cho phép họ được vui vẻ và thể hiện sự linh hoạt của mình. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020 của Việt Nam nêu rõ mục tiêu đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới.

Thanh niên là hạt nhân

Ông Lê Văn Thanh, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu cho biết trong các nghiên cứu về việc làm của Phái đoàn Liên minh châu Âu, phụ nữ khi có con gặp nhiều khó khăn trong việc ứng tuyển. Khi xem xét hồ sơ ứng tuyển, cơ hội phụ nữ có con được nhận sẽ thấp hơn so với các ứng viên khác, ước tính họ mất đi hơn 90% cơ hội công việc. Ông Lê Văn Thanh nhấn mạnh: “Nam giới là yếu tố quan trọng trong thay đổi định kiến giới. Việt Nam là nước Á Đông, có những ưu điểm như gắn kết, cần cù, sáng tạo... tuy nhiên vẫn có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Phụ nữ hoàn toàn có thể thành công trong các lĩnh vực mà trước kia chỉ có nam giới và ngược lại”.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cho rằng, thanh niên trong độ tuổi 15-24 là hạt nhân tiềm năng thúc đẩy bình đẳng giới. Hỗ trợ và nâng cao sự tham gia tích cực và sáng tạo của thanh niên có thể giúp họ thành những người tiên phong trong thay đổi định kiến giới. Theo ông Phạm Quang Tú, nhóm mục tiêu của dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” là 1.000 thanh niên ở 5 trường đại học, 20 nhóm thanh niên tại cộng đồng và trong trường đại học ở 3 thành phố, giám đốc điều hành của 50 doanh nghiệp... 1.000 bạn trẻ đến từ 5 trường đại học về báo chí và truyền thông sẽ là hạt nhân tạo ra thay đổi trong nhận thức và hành động về bình đẳng giới trong giới trẻ thông qua chiến dịch truyền thông xã hội do chính các bạn khởi xướng. Dự án sẽ thu hút các sinh viên theo học chương trình truyền thông và báo chí bởi họ là những người sẽ có tác động nhiều nhất đến dư luận trong công việc sau này của họ. 

 LÊ ANH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top