Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Đại hội Thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ III: Nỗ lực phấn đấu, miệt mài cống hiến

Thứ Hai 09/11/2020 | 10:58 GMT+7

VHO- Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ III của Bộ VHTTDL sẽ tôn vinh những gương mặt điển hình, tiêu biểu trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch... Những năm qua, với sự cố gắng, nỗ lực hết mình, nhiều tập thể và cá nhân nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên, huấn luyện viên... đã miệt mài cống hiến, đóng góp sức mình trên từng lĩnh vực hoạt động.

 Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân “Vang mãi giai điệu Tổ quốc” 2020 với sự góp mặt đông đảo văn nghệ sĩ của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam

 ĐI ĐẦU TRONG HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

Thành lập tháng 11.1951 với tên gọi đầu tiên là Đoàn Văn công nhân dân Trung ương rồi Đoàn ca múa Nhân dân Trung ương (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đổi tên đến năm 1957) và từ năm 1964 đến nay, chính thức mang tên Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam.

Nhà hát luôn là đơn vị nghệ thuật đi đầu trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ chính trị, ngoại giao trong nước và quốc tế. Sáng tác, dàn dựng, biểu diễn hàng nghìn chương trình nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu như: Chương trình nghệ thuật phục vụ Hội nghị APEC; ATF; IPU; GMS-6; WEF ASEAN; Chương trình nghệ thuật chiêu đãi Tổng thống Donald Trump; Tổng thống Mỹ Obama; Tổng thống Nga Putin; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình; Chương trình nghệ thuật “Ánh dương mùa xuân” chiêu đãi Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un...

Những chương trình nghệ thuật do Nhà hát thực hiện luôn mang tính chính luận, có giá trị nghệ thuật cao, đặc sắc, hấp dẫn, quy mô hoành tráng, để lại ấn tượng sâu sắc, được bè bạn quốc tế khen ngợi và đánh giá cao. Nhà hát còn là đơn vị thường xuyên được lựa chọn đi biểu diễn giao lưu giới thiệu nghệ thuật tại nhiều nước trên thế giới; tháp tùng các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; tham dự các sự kiện “Những ngày Văn hóa Việt Nam”, “Chương trình kỷ niệm năm thiết lập quan hệ ngoại giao”; quảng bá vị thế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Ngay từ khi thành lập, Nhà hát đã chú trọng sưu tầm các loại hình nghệ thuật: Ca, múa, nhạc dân gian, dân tộc để phục vụ biểu diễn; đào tạo diễn viên; biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình đào tạo và phục vụ cho hoạt động sáng tác; dàn dựng các chương trình nghệ thuật... Trong đó, nhiều tác phẩm nghệ thuật do nhà hát xây dựng được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp cả nước.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, Nhà hát đã nhanh chóng đổi mới, áp dụng công nghệ trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật và quản lý điều hành đơn vị. Nơi đây chính là “cái nôi”, “địa chỉ thực hành” thu hút nhiều diễn viên để “nuôi dưỡng”, phát triển tài năng, tham gia biểu diễn, luôn dẫn đầu các đơn vị nghệ thuật và giành nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn.

Nhiều năm qua, Nhà hát đã chủ động phối hợp tổ chức xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn quyên góp ủng hộ cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ học bổng tiếp bước cho em đến trường… Triển khai và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đảm bảo tốt quyền lợi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; không ngừng tuyên truyền và phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam liên tục được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ VHTTDL; Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2009, 2010, 2012); Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang 2012; Huân chương Độc lập hạng nhất (2011), Huân chương Lao động hạng nhất (2016), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011, 2018); Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 2017.

 Tiên phong với những thử nghiệm táo bạo

 NSND Triệu Trung Kiên

Trong bối cảnh nghệ thuật truyền thống nói chung, cải lương nói riêng đang hết sức khó khăn thì điều ngạc nhiên là cái tên đạo diễn, NSND Triệu Trung Kiên lại xuất hiện liên tục trong hàng loạt tác phẩm, dự án và sân khấu. Điều đáng nói là các tác phẩm do Triệu Trung Kiên dàn dựng đều mang tính thử nghiệm cao và đầy táo bạo như kết hợp cùng lúc cải lương với chèo, xẩm và ca Huế (Ngàn năm mây trắng), kết hợp lực lượng nghệ sĩ cải lương hùng hậu Nam - Bắc trong Thầy Ba đợi, xây dựng tác phẩm sân khấu đương đại kết hợp giữa cải lương và xiếc (Cây gậy thần)... Giải tác giả xuất sắc tại Liên hoan sân khấu cải lương CNTQ 2018; Giải đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan Sân khấu Tuồng, Bài chòi và dân ca toàn quốc 2018; HCB Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm 2019; Giải Mai vàng của Báo Người lao động năm 2019 và nhiều HCV, HCB cá nhân đã ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của vị đạo diễn tài ba này.

Sau 30 năm công tác và trưởng thành tại Nhà hát Cải lương Việt Nam ở nhiều vị trí, hiện anh đang là Quyền giám đốc của Nhà hát. Lãnh đạo một đơn vị nghệ thuật thuộc sân khấu truyền thống là một thử thách rất lớn, nhưng Triệu Trung Kiên đã luôn nỗ lực xây dựng những tác phẩm mang phong cách chuẩn mực, chính thống, đồng thời kết nối giới nghệ sĩ cải lương trong cả nước bằng những hoạt động thiết thực, đóng góp cho sự phát triển của sân khấu cải lương VN.

Với NSND Triệu Trung Kiên, cải lương cũng như các loại hình sân khấu truyền thống, muốn tồn tại, muốn đến với khán giả phải có sự chuyển biến, đổi mới, cải cách. Trong bối cảnh hiện nay, cải lương đang phải đối mặt với năng lực thẩm mỹ và nhu cầu giải trí của khán giả khi họ đang có quá nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, sự đổi mới trong sáng tạo, cách tân của cải lương phải dựa trên yếu tố làm sao để phù hợp với nhu cầu giải trí của khán giả đương đại. Muốn sân khấu cải lương nói riêng, sân khấu truyền thống nói chung tồn tại, phát triển thì những người làm nghề phải “cựa quậy” để tìm ra những hình thức thể hiện mới, thậm chí phải liều lĩnh để phá tan sự trầm lắng hiện nay của đời sống sân khấu cũng như sự thờ ơ của khán giả.

Nỗ lực nâng tầm cho Xiếc Việt

 NSND Tống Toàn Thắng

Liên tục cho ra những chương trình xiếc mới với xu hướng dàn dựng hiện đại, đạt chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật; Ký hợp đồng lưu diễn dài hạn tại nước ngoài; Đoạt những giải thưởng lớn tại các liên hoan nghệ thuật xiếc chuyên nghiệp và quốc tế... là những thành tích đạt được của Liên đoàn Xiếc Việt Nam trong những năm gần đây, góp phần nâng tầm xiếc Việt phát triển và hội nhập. Điều này có một phần đóng góp không nhỏ của đạo diễn, NSND Tống Toàn Thắng với vai trò Phó giám đốc phụ trách tổ chức biểu diễn - maketing; Đạo diễn dàn dựng các tiết mục, chương trình nghệ thuật xiếc...

Hàng loạt các chương trình như Đi cùng năm tháng, Ký ức Trường Sơn, Những cánh hồng bay… mang dấu ấn Tống Toàn Thắng đã mang tới những quan điểm làm nghệ thuật rất mới mẻ và cho thấy xiếc không còn là những tiết mục đơn lẻ mà được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, có kịch bản tổng thể, thống nhất từ nội dung, âm nhạc, trang phục. Vẫn là sân khấu tròn nhưng có thể biểu diễn xiếc, ca múa nhạc, đi catwalk, ảo thuật, nhảy hiphop… Với những tìm tòi táo bạo cũng như khéo léo kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật, NSND Tống Toàn thắng đã đưa xiếc trở thành loại hình có ưu thế trong ngành công nghiệp giải trí, giúp chuyển tải sâu sắc ý tưởng, thông điệp mà người nghệ sĩ mong muốn gửi gắm.

Ngành xiếc đã ghi nhận tài năng của vị đạo diễn này với nhiều thành tích đáng nể như: Giải đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan Xiếc quốc tế 2019; Tác giả và đạo diễn Liên hoan Xiếc Thế giới Hạ Long 2019; Tác giả và đạo diễn chương trình Gala xiếc ba miền 2020; Xây dựng chương trình Đi cùng năm tháng (kỷ niệm ngày 27.7) tổ chức liên tục được 3 năm liền. Tính đến nay, NSND Tống Toàn Thắng đã có 37 năm gắn bó với sân khấu tròn. Anh là nghệ sĩ xiếc đầu tiên của Việt Nam đưa trăn lên sàn diễn để rồi nổi danh khắp trong và ngoài nước với những tiết mục như Thạch Sanh đánh trăn tinh cứu Công chúa, Cầu ngô…

NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ: “Cái căn bản đầu tiên của xiếc là sự khổ luyện. Người nghệ sĩ muốn tỏa sáng phải có tài năng thực thụ chứ không thể dùng truyền thông hay chiêu trò lăng xê mà thành. Không chỉ thế, nghệ sĩ xiếc còn phải nắm bắt rõ các nguyên lý khoa học, phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo thì mới chinh phục được khán giả. Mỗi lần ra sân khấu, dù không còn trẻ nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự chào đón của khán giả dành cho mình. Đó là may mắn của tôi! Nhưng cũng phải xuất phát từ nỗ lực không ngừng nghỉ, được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả máu”.

Gương mặt của nhiều chương trình nghệ thuật chất lượng cao

 NSND Quốc Hưng

Được giới chuyên môn đánh giá là giọng bass số một VN, thường xuyên xuất hiện trong những chương trình opera, nhạc kịch quan trọng, NSND Quốc Hưng hiện là tiến sĩ, Trưởng khoa thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và được Nhà nước được phong tặng danh hiệu NSND năm 2019.

Sở hữu giọng nam trầm, Quốc Hưng thường được mời vào các vai thần thánh, vua chúa, hay đạo sĩ trong các vở nhạc kịch như: Đạo sĩ trong Viên đạn thần của Weber (1999) tại Nhà hát Lớn Hà Nội; Quan tòa trong vở Opera hiện đại Vụ án tình yêu cùng với các nghệ sĩ Mỹ (2003) tại Hà Nội; Lý Công Uẩn trong vở thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long; vai Sarastro trong vở Opera Cây sáo thần của Mozart tại Nhà hát Lớn Hà Nội (2007) và tại Nhà hát TP.HCM (2016). Những thành tích nổi bật của NSND Quốc Hưng: Giành HCV Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1999; Giải Nhất Cuộc thi hát thính phòng nhạc kịch toàn quốc lần thứ II năm 2000; Cúp Bạc Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Mùa Xuân tại Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên năm 2000; Cúp Vàng Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Mùa Xuân tại Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên năm 2004.

Là Trưởng khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia VN, rất nhiều thế hệ học trò được sự kèm cặp của Quốc Hưng đã trưởng thành, bay xa, bay cao trên con đường âm nhạc của mình. Bên cạnh sứ mệnh người thầy dạy hát trong ngôi trường đào tạo ca hát bậc nhất Việt Nam hiện nay, với “giọng bass vàng” trời phú, NSND Quốc Hưng rất “đắt sô” với lịch tham gia tổ chức các chương trình âm nhạc dày đặc. Anh cũng được xem là“linh hồn” tạo nên thành công trong nhiều chương trình nghệthuật chất lượng những năm qua.

NSND Quốc Hưng bày tỏ, việc biểu diễn vàgiảng dạy làhai hoạt động tương hỗ lẫn nhau. Biểu diễn giúp anh có nhiều kinh nghiệm thực tế để truyền lại cho sinh viên của mình; còn giảng dạy lại là cách anh giữ phong độ âm nhạc đồng thời cho anh những kỹnăng sống để tiếng hát của anh gần gũi hơn với người nghe.

“Hạnh phúc là được chuyển giao những gì tốt đẹp cho thế hệ sau”

 Nhà vô địch Olympic 2016 Hoàng Xuân Vinh

Tại Olympic 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, phát súng xuất thần đã giúp xạthủHoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên xuất sắc nhất trong lịch sử hơn 70 năm qua của Thể thao Việt Nam.

Với thành tích 202,5 điểm ở loạt đấu chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, Hoàng Xuân Vinh không chỉ đánh bại vận động viên Felipe Almeida Wu của nước chủnhàBrazil để giành HCV Olympic đầu tiên cho Thể thao Việt Nam màcòn thiết lập kỷ lục Olympic cho nội dung chung kết 10m súng ngắn hơi nam kể từ khi Liên đoàn Bắn súng quốc tế- ISSF thay đổi thể thức thi đấu đối với nội dung này (2013). Đáng chúý, 2 ngày sau khi giành HCV Olympic, vào ngày 10.8.2016, Hoàng Xuân Vinh đã giành tiếp tấm HCB nội dung 50m súng ngắn nam với số điểm 191.3. Xếp sau Jin Jong-oh của Hàn Quốc (đạt 193.7 điểm).

Với thành tích lẫy lừng tại Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh đã viết nên đoạn kết có hậu của câu chuyện “con nhànghèo” học giỏi, được báo chí quốc tếngợi ca. Dùtập luyện trong điều kiện rất thiếu thốn, trải qua nhiều thất bại, nhưng cuối cùng Hoàng Xuân Vinh đã bước lên đỉnh vinh quang ở tuổi 42. Anh cũng được xem làtấm gương sáng vềý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn để thếhệtrẻ noi theo. Trước thềm Đại hội thi đua yêu nước ngành VHTTDL, ở tuổi 46, Hoàng Xuân Vinh quyết định dần chia tay các giải đấu trong nước vàSEA Games 31, để dành chỗ đứng cho thếhệtrẻ. “Tôi đang dần tập làm quen để hỗ trợ HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung vàHLV Park Chung Gun trong việc đào tạo lực lượng kếcận cho đội tuyển. Hạnh phúc của người đi trước làđược chuyển giao những gìtốt đẹp cho thếhệđi sau, vậy thôi!”, nhàvô địch Olympic nở nụ cười mãn nguyện.

“Từng ngày vượt qua chính mình”

 Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi tuổi, mắt trong veo, dáng cao, gầy, gương mặt hồn nhiên như một cậu học sinh cấp 3, khi gặp Nguyễn Huy Hoàng, chẳng ai nghĩđó lại là“người hùng” của bể bơi, dũng mãnh như con cákình ngoài biển cả.

Không đặt mục tiêu phải thành “bản sao” của Schooling hay Michael Phelps, nhưng luôn cố gắng hết sức trong từng phút, từng giây tập luyện, chàng trai đến từ Tuyên Hóa (Quảng Bình) này đã làm nên một loạt thành tích đáng nể: 17 tuổi vô địch SEA Games; 18 tuổi đoạt HCV Olympic trẻ rồi HCĐ, HCB Asian Games; 19 tuổi đoạt HCV cùng 2 chuẩn dự Olympic 2020... Với chừng ấy thành tích, Huy Hoàng đã trở thành VĐV nam thành công nhất trong lịch sử của Bơi lội Việt Nam tính tới thời điểm này, khi mới 20 tuổi. Dùgiành thành tích rực rỡ nhưng Huy Hoàng luôn khiêm tốn, gần gũi, hoàđồng vàđược đàn chị Nguyễn Thị Ánh Viên hết lời khen ngợi vềtài năng cũng như cách ứng xử trong cuộc sống. Không đao to, búa lớn, với Huy Hoàng: “Thi đua chính làphấn đấu, nỗ lực từng ngày vượt qua chính mình”. Vàgiờ Hoàng đang dốc toàn lực tập luyện cho Olympic vàSEA Games 2021.

Với những thành tích xuất sắc, Nguyễn Huy Hoàng đã được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động hạng Ba cùng Bằng khen của Thủtướng Chính phủvànhiều phần thưởng cao quý khác.

Từ bỏ chơi games, trở thành cầu thủ xuất sắc

 Tuyển thủ quốc gia Đoàn Văn Hậu

Hàng loạt chiến công làm nức lòng người hâm mộcảnước của Đội tuyển quốc gia, Đội tuyển U23 quốc gia, từ ngôi Á quân giải U23 châu Á tới ngôi Vô địch SEA Games, AFF Cup, đều in đậm dấu ấn của hậu vệĐoàn Văn Hậu.

Sinh năm 1999 tại Thái Bình, Đoàn Văn Hậu sớm bén duyên với bóng đátừ nhỏ. Khi 11 tuổi, Hậu rời xa gia đình gia nhập vào lò đào tạo của CLB HàNội T&T. Giống như nhiều cậu bé nghịch ngợm khác, đã có thời gian Hậu mải chơi games, bỏ bê bóng đá đến mức HLV Vũ Hồng Việt phải gọi cha của Hậu làông Đoàn Quốc Thắng lên để giải quyết. Sau lần ấy, Hậu quyết tâm tập trung vào chuyên môn vàcùng các đội tuyển làm nên một loạt chiến công. 18 tuổi, Hậu đã được gọi lên Đội tuyển quốc gia. Và từ bấy đến giờ, anh làcái tên không thể thiếu trong mỗi lần hội quân của thầy Park.

Sau khoảng 1 năm thi đấu cho Đội trẻ SC Heerenveen (HàLan), Đoàn Văn Hậu đã trở về, tiếp tục khoác áo CLB HàNội. Quãng thời gian ở HàLan cũng giúp cho Hậu có thể hình lý tưởng. Anh đang được kỳ vọng sẽ có được phong độtốt để cùng đội tuyển U22 bảo vệthành công ngôi vô địch SEA Games vào năm 2021 vàcùng đội tuyển quốc gia chinh phục Vòng loại World Cup 2022. 

THU SÂM - THÚY HIỀN - THANH ĐÀO

 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top