Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Người dân đồng thuận, bạo lực bị đẩy lùi

Thứ Sáu 13/11/2020 | 11:13 GMT+7

VHO- Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo Quyết định 215/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương đã đạt được những chuyển biến rõ nét về công tác PCBLGĐ. Kết quả này thể hiện vai trò và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức Hội đoàn thể và sự hưởng ứng đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

 Liên hoan Gia đình văn hoá - thể thao tiêu biểu tỉnh Bình Dương năm 2020

 6 năm qua, Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh đã giải quyết 2.330 vụ án/2.394 vụ án về tranh chấp ly hôn do mâu thuẫn gia đình, bạo lực gia đình đạt tỷ lệ 97,32%. Trong đó giải quyết 1.870 vụ/19.32 vụ tranh chấp ly hôn do mâu thuẫn gia đình, giải quyết 460/462 vụ tranh chấp ly hôn do bạo lực gia đình đạt tỷ lệ 99,56%. Đưa ra xét xử 17 vụ truy tố về các hành vi có liên quan đến bạo lực gia đình. Các vụ, việc đều được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Qua các vụ việc được phát hiện và xử lý cho thấy khu vực ở nông thôn vẫn là địa bàn thường xuyên diễn ra tình trạng BLGĐ, đối tượng bị bạo lực chủ yếu vẫn là nữ giới, chiếm gần 90%. Nguyên nhân của các vụ bạo lực gia đình chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống vợ chồng hoặc do mâu thuẫn với các thành viên khác trong gia đình. Cùng với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về PCBLGĐ, các ngành chức năng trong tỉnh đã thành lập các Tổ hòa giải ở cơ sở. Thông qua các Tổ hòa giải đã hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn cho các thành viên gia đình cách tự giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trên cơ sở có lý, có tình. Cùng với những biện pháp cứng rắn để xử lý đối với người gây ra bạo lực gia đình, công tác tổ chức các hoạt động nhằm can thiệp, hỗ trợ nạn nhân cũng được quan tâm thường xuyên.

Bài học kinh nghiệm trong triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương đó là cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành thường xuyên quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác gia đình. Đẩy mạnh công tác quán triệt, phổ biến kịp thời các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác PCBLGĐ. Việc triển khai các văn bản phải bám sát tình hình đặc điểm của các địa phương. Đưa kết quả việc thực hiện chuyên môn về PCBLGĐ là một chỉ tiêu thi đua hằng năm. Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp, có sự phân công cụ thể, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên thì công tác PCBLGĐ được đẩy mạnh, có hiệu quả và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PCBLGĐ tại các địa phương. Tỉnh thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác gia đình, đặc biệt là cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn, khu phố, ấp)...

Nhìn nhận về những khó khăn, hạn chế khi thực hiện Chương trình hành động phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc cho biết hiện nay công tác thu thập, xử lý thông tin số liệu ở một số địa phương còn lúng túng, chưa thực hiện đúng chế độ báo cáo, thời gian báo cáo. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về PCBLGĐ còn hạn chế, số vụ BLGĐ chưa giảm mạnh trong thời gian qua. Nguyên nhân là một số địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác gia đình. Đội ngũ làm công tác gia đình mỏng, còn hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước về gia đình và PCBLGĐ, thực hiện kiêm nhiệm. Cán bộ công tác gia đình cấp xã thường xuyên luân chuyển; tại các khu phố, ấp không có đội ngũ cộng tác viên gia đình...

Để công tác gia đình đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn, thời gian tới tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình, đặc biệt ở cấp xã, hình thành mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên PCBLGĐ ở cơ sở. Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình, PCBLGĐ. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình ảnh trực quan và các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức người dân về PCBLGĐ. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác gia đình, xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình cụ thể. 

 HÀ NHUNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top